Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012 0 nhận xét

Giải mã “phù thủy” Trần Bảo Minh

Sự nghiệp của “phù thủy marketing” Trần Bảo Minh giống hệt chiếc mặt nạ bí ẩn. Dù dư luận cố dỡ bỏ hoặc tô vẽ thêm, người ta vẫn rất khó tìm được lý do thực đằng sau các quyết định đi hay ở của ông tại các doanh nghiệp mà ông phục vụ.
Mức tăng trưởng lợi nhuận của Asia Foods là 30% khi Trần Bảo Minh làm Phó Tổng giám đốc. Thị phần của sữa tươi Ba Vì tại thị trường miền Bắc hiện nay là 10%. Năm 2007, một năm sau khi Trần Bảo Minh về Vinamilk, lợi nhuận trước thuế của công ty đã tăng 50% so với năm 2006.
Dư âm về việc Trần Bảo Minh rời bỏ Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu (Asia Foods) từ cuối tháng 8-2012 chưa lắng xuống thì thông tin mới đây trên một tờ báo điện tử cho rằng, ông Minh chính thức xác nhận sẽ đầu quân cho Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP), đã lại gây ra sự chú ý trong dư luận. Như thường lệ, mỗi khi ông quyết định đầu quân, hay rời bỏ một doanh nghiệp nào đó là lập tức tin đồn lại nổi lên như nấm mọc sau mưa. Để ý sẽ thấy có hai luồng thông tin dày đặc nhất.
Mỗi khi ông Minh quyết định đầu quân, hay rời bỏ một doanh nghiệp nào đó là lập tức tin đồn lại nổi lên như nấm mọc sau mưa.
Mỗi khi ông Minh quyết định đầu quân, hay rời bỏ một doanh nghiệp nào đó là lập tức tin đồn lại nổi lên như nấm mọc sau mưa.
Thứ nhất, Trần Bảo Minh là người không chung thủy với chủ doanh nghiệp, chỉ biết xài nhiều tiền (ngân sách marketing của doanh nghiệp mà ông quản lý).
Thứ nữa, ông Minh buộc phải ra đi vì không hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đã cam kết ban đầu với chủ doanh nghiệp.
Nhưng sự thật có đúng như những gì mà người ta tô vẽ lên “chiếc mặt nạ” của ông? Vốn liếng chuyên môn của ông đến đâu?
Sứ mệnh tạo vị ngọt cho sữa Ba Vì tại IDP
Nghỉ Asia Foods và nhận lời với IDP, Trần Bảo Minh tuyên bố ông tạm nghỉ ngơi tại TP.HCM và đã dành thời gian đi thăm trang trại ở Ba Vì (Hà Nội) của công ty sữa này. Ông nhìn ra tương lai của mô hình hợp tác doanh nghiệp – nông dân. Mục tiêu lớn mà ông Minh ấp ủ là thay đổi bộ mặt nông thôn qua những dòng sữa tươi.
Và từ đây, ông hiểu mình muốn gì và cần làm thế nào. Đó là gánh vác một dự án đồ sộ là phát triển mảng sữa tươi cho IDP, dự kiến kéo dài 3 năm, bắt đầu từ 1-1-2013 – thời điểm Trần Bảo Minh chính thức gia nhập IDP. Ngoài ra, như ông thừa nhận, ông bị hấp dẫn bởi quan điểm kinh doanh không chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá của ông Nguyễn Tuấn Khải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị IDP.
“So với các công ty sữa mà tôi từng làm, ở đây mục tiêu lợi nhuận trong 3 năm được công ty đặt ra rất thấp. Còn mục tiêu cao nhất là xây dựng bằng được một thương hiệu sữa tươi Việt Nam, sử dụng 100% sữa tươi của nông dân sản xuất ra”, ông Minh nói trong một bài báo đăng trên báo điện tử “giaoduc.net” ngày 15-10-2012.
Ông chủ IDP Nguyễn Tuấn Khải chia sẻ, việc triển khai dự án này có mục tiêu bước đầu là xây dựng và cải thiện hệ thống thu mua sữa tươi cho người nông dân nuôi bò sữa ở Ba Vì.
Tiếp đó là nâng thương hiệu sữa Ba Vì lên một tầm cao mới, đặt trọng tâm phải đặt được chân vào thị trường phía Nam đầy thách thức. Trong cuộc trao đổi qua điện thoại với Doanh Nhân, ông Nguyễn Tuấn Khải giải thích: khi công ty phát triển đến một quy mô nhất định thì cần tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Muốn thực hiện kế hoạch này, IDP cần tuyển dụng những nhà quản trị có tài, và quan trọng hơn là phù hợp với mô hình kinh doanh và văn hóa riêng của IDP. Cần phải nói thêm rằng, IDP là công ty cổ phần hoạt động theo mô hình gia đình, trong đó hai vị trí chủ chốt do hai cha con ông Nguyễn Tuấn Khải (Chủ tịch Hội đồng Quản trị) và ông Nguyễn Tuấn Dũng (Tổng giám đốc), nắm giữ.
Thị trường sữa tươi trong nước đang chứng kiến sự lấn lướt của những gương mặt lớn với ngân sách bán hàng và marketing khổng lồ, lấy ví dụ Vinamilk thời điểm năm 2007 – một năm sau khi ông Minh ngồi vào ghế Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh, marketing (10-2006) – đã chi tới 975 tỷ đồng cho hoạt động bán hàng và marketing.
Ông Khải cho biết, IDP có quy mô nhỏ hơn, do vậy phải tính toán ngân sách sao cho phù hợp. Đối với việc “săn” Trần Bảo Minh, ông Khải từ chối tiết lộ chi tiết, song khẳng định hội đồng quản trị công ty đã cân nhắc kỹ để sắp xếp vị trí phù hợp cho ông Minh. Nói cách khác, ông Minh về IDP với tư cách một nhà quản trị có tài và có thương hiệu cá nhân, nên chiếc ghế ông sẽ ngồi cũng phải “hữu danh, hữu thực” với những cơ chế phù hợp nhằm phát huy tốt nhất khả năng điều hành của mình.
Về phía mình, Trần Bảo Minh đương nhiên nhận được kỳ vọng lớn lao từ ông chủ sữa Ba Vì, trong tham vọng tạo ra vị thế mới cho thương hiệu sữa tươi Ba Vì. Nhưng bao trùm lên tất cả, có thể nhận ra khát vọng chinh phục thị trường sữa tươi phía Nam của ông Khải là vô cùng mãnh liệt.
Hiện tại, điểm yếu lớn nhất của sữa Ba Vì là họ chưa thể chen chân vào thị trường các tỉnh phía Nam đầy hấp dẫn nhưng cạnh tranh hết sức khốc liệt. Hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ của Tp.HCM hoàn toàn vắng bóng sản phẩm sữa tươi Ba Vì. Còn tại thị trường miền Bắc, Ba Vì hiện chiếm xấp xỉ trên dưới 10% thị phần sữa tươi.
Theo tiết lộ từ Chủ tịch IDP Nguyễn Tuấn Khải, từ khi còn dẫn dắt Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk) nhiều năm trước, ông đã có kế hoạch đưa sản phẩm sữa tươi Izzy của doanh nghiệp này vào chinh phục thị trường trọng điểm phía Nam.
“Năm lần Nam tiến, Izzy đều không thành công do cạnh tranh quá gay gắt, tôi lại không hiểu rõ thị trường trong đó nên phải rút”, ông Khải nói.
Lần này, một lần nữa ông chủ sữa Ba Vì đặt mục tiêu chinh phục thị trường rộng lớn phía Nam, chiếm thị phần và phủ sóng thương hiệu với bàn đạp đầu tiên là TP.HCM. Theo ông, điều kiện cần là IDP phải có một nhà quản trị giỏi làm việc tại TP.HCM, hiểu rõ ngành sữa và có khả năng phát triển thị trường. Người đó không ai khác ngoài “phù thủy marketing” Trần Bảo Minh.
Còn ông Minh tâm sự: ông là người đơn giản trong nhìn nhận mục đích sử dụng của chủ doanh nghiệp. Nếu con đường ông và người chủ cùng nắm tay nhau đi có tiếng cười và sự đồng thuận, ông thấy hạnh phúc. Ngược lại, ông chấp nhận buông tay ra đi trong im lặng nếu “cuộc hôn nhân” chẳng may dang dở. Trần Bảo Minh tự nhận đây là sự khác biệt ở ông, nhưng thường xuyên bị thổi phồng quá mức và thường là lý do chính để người ta gán cho ông cái mác “không chung thủy”.
Cuộc phiêu lưu mới của Trần Bảo Minh với IDP đang ở phía trước. Với vai trò Giám đốc điều hành phụ trách chiến lược kinh doanh, marketing làm việc ở TP.HCM, ngoài nhiệm vụ thúc đẩy phát triển sữa Ba Vì, thách thức lớn khác của ông nằm ở sự đồng thuận với chủ doanh nghiệp.
Trong khi ông Nguyễn Tuấn Khải được biết đến như mẫu ông chủ lặng lẽ làm kinh doanh, ít quan tâm đến thương hiệu, thì Trần Bảo Minh luôn được ưu ái dành cho những khoản kinh phí marketing lớn ở mỗi doanh nghiệp mà ông đầu quân. Hơn nữa, trong tình hình kinh tế đầy khó khăn hiện tại, đòi hỏi một công ty sữa chưa có thị phần tại Tp.HCM phải rót “bom tấn” marketing, như Asia Foods từng chi 150 tỷ đồng cho chiến dịch marketing Mỳ Gấu Đỏ, là không hề đơn giản.
Có thể ông Khải sẽ chỉ chấp nhận chi lớn trong một giai đoạn nhất định, chứ khó để ông chấp nhận rủi ro trong một khoảng thời gian dài. Ông Minh cho biết, không riêng IDP mà hầu như không có ông chủ nào chấp nhận vung tiền làm marketing mà không thu được nhiều tiền hơn.
“Nói tôi đòi ngân sách marketing lớn là chưa đủ. Đúng ra thì 1 đồng chi cho tiếp thị đều được tôi tính toán cẩn thận và mang lại nhiều đồng doanh thu. Các công ty tôi từng làm đều như vậy, doanh thu tăng trung bình vài chục phần trăm. Asia Foods nhờ có chiến dịch marketing lớn đã đạt tăng trưởng lợi nhuận trên 30%, điều này công ty kiểm toán có thể chứng minh”, ông Minh cho biết.
Dốc vốn liếng trong túi Trần Bảo Minh
Có lẽ không nhiều người biết rõ từng điểm mạnh, điểm yếu của Trần Bảo Minh mà chỉ dựa vào những đồn thổi về đạo đức kinh doanh hay sự chung thủy của ông đối với doanh nghiệp để xét đoán. Do vậy, những xét đoán này là không thể chính xác, theo khẳng định của một số đồng sự cũ của ông. Vấn đề là ông Minh không lên tiếng mà chọn cách im lặng, như khi xuất hiện lời đồn về sự không chung thủy đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều người trong giới kinh doanh không quan tâm đến điều này, và theo lời một chuyên gia chiến lược doanh nghiệp, cần đánh giá năng lực lãnh đạo của ông Minh ở các góc độ:
(1) Tầm nhìn – có khả năng nhìn ra những cơ hội kinh doanh trong tương lai mà người khác không nhìn được;
(2) Truyền cảm hứng cho nhân viên – biết cách truyền cảm hứng, tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhân viên, để họ thực thi các chiến lược mà người lãnh đạo đề ra;
(3) Trao quyền – Tin tưởng trao quyền gắn với sự chịu trách nhiệm cho cấp dưới.
Giám đốc kinh doanh (đề nghị không nêu tên) của một doanh nghiệp hàng tiêu dùng, vốn là cộng sự cũ của Trần Bảo Minh, cho rằng: ông Minh đáp ứng đầy đủ các tố chất về năng lực lãnh đạo, đặc biệt nổi trội ở hai yếu tố là truyền cảm hứng và trao quyền.
“Trần Bảo Minh luôn biết truyền lửa cho đội ngũ của mình. Anh ấy có niềm tin rất lớn vào nhân viên khi trao quyền, đi liền với kiểm soát theo từng cấp. Và đã trao quyền thì Minh sẽ không đặt câu hỏi nữa vì trách nhiệm đã phân công rõ”, vị giám đốc kinh doanh cho biết.
Thế còn tầm nhìn – yếu tố đầu tiên trong năng lực lãnh đạo – ở Trần Bảo Minh thì sao? Ông Minh đã có không ít lần thất bại trong kinh doanh khi được tin cậy giao phó cả một chiến dịch kinh doanh, tiếp thị lớn. Đơn cử như hồi ở Vinamilk, ông đã từng thất bại với kế hoạch marketing có ngân sách 40 tỷ đồng cho sản phẩm cà phê Moment. Chưa hết, một sản phẩm khác là sữa Ngủ ngon (Sweetdream milk) của Vinamilk cũng thất bại thảm hại và buộc phải đóng dự án chỉ sau 6 tháng sản xuất, do không nắm đúng thị hiếu khách hàng.
“Thất bại là không tránh khỏi trong kinh doanh, nhất là ở các doanh nghiệp lớn có tham vọng lớn. Nhưng Minh biết giới hạn thất bại ở quy mô nhỏ để đảm bảo an toàn cho công ty. Với sữa Ngủ ngon, Minh chọn cách làm thăm dò thận trọng, nên chỉ sau 6 tháng thấy không khả quan anh ấy đã cho dừng dự án để tránh tổn thất lớn hơn”, vị giám đốc kinh doanh dẫn giải và minh chứng cho tầm nhìn xa của ông Minh.
Một tố chất lãnh đạo nữa ở ông Minh được người cộng sự cũ đánh giá rất cao chính là sự cam kết với công ty. Người này nói, trái ngược với một số bài báo trên mạng, thực tế ông Minh chỉ rời công ty sau khi đã hoàn thành một giai đoạn hay dự án kinh doanh mà hai bên thống nhất từ đầu. “Không bao giờ có chuyện Minh bỏ cuộc giữa chừng cả. Ngay cả khi đi, Minh cũng để lại giá trị cốt lõi và nền tảng cho công ty, chẳng hạn như một số vị trí chủ chốt tại Vinamilk”.
Đem những nhận xét này hỏi ngược lại ông Minh, ông không trả lời thẳng mà chỉ nói ngắn gọn: “Về một doanh nghiệp nào tôi cũng yêu cầu sự đồng thuận của người chủ, nếu không có cuộc chơi sẽ dừng lại. Cam kết của cả hai bên phải mạnh mới hợp tác được, nhưng ở doanh nghiệp nước ta thật không dễ để trao quyền cho một cá nhân”.
“Phù thủy marketing” đã từng mất phép?
Nổi bật về đầu óc làm marketing với tư duy khác biệt, được mệnh danh là “phù thủy marketing” phù phép tạo nên nhiều thương hiệu thực phẩm nổi tiếng của Việt Nam, song Trần Bảo Minh lại bị coi là từng thất bại trong việc tạo ra thương hiệu TH True Milk. Đó là khi ông đề xuất việc cho in dòng chữ “Sữa tươi 100%” lên vỏ hộp của TH True Milk, sau khi đầu quân cho Công ty Cổ phần Sữa TH (TH Milk) tháng 7-2009 với chức danh Tổng giám đốc.
Khi bắt tay vào xây dựng thương hiệu TH True Milk, ông đưa ra khái niệm “Sữa tươi 100%” như một cách định vị thương hiệu.
Đáng chú ý, ý tưởng này trước đó đã được Vinamilk – công ty cũ của ông Minh áp dụng trong các chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Tuy vậy, sau quá trình bàn thảo xây dựng thương hiệu kéo dài hai tuần giữa nhóm chuyên gia thương hiệu TH Milk với công ty tư vấn thương hiệu nước ngoài Future Brand (được thuê thiết kế thương hiệu này), với những tranh luận nảy lửa của Tổng giám đốc Trần Bảo Minh, cuối cùng ý tưởng của ông không được chấp thuận.
Tại sao có chuyện này? Trước hết, theo phân tích của một chuyên gia marketing (đề nghị không nêu tên), với số lượng đàn bò của hầu hết công ty sữa ở thời điểm ấy, không thể cung ứng đủ lượng nguyên liệu sữa tươi cho việc sản xuất sữa. Do vậy, không có chuyện một hộp sữa bán ra thị trường làm từ nguyên liệu 100% sữa tươi, cho nên không thể định vị là “Sữa tươi 100%”.
Một điểm quan trọng trong xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu TH True Milk là Trần Bảo Minh muốn tạo ra hình ảnh “truyền thống”, tức là giống với hình ảnh các doanh nghiệp sữa tươi tại Việt Nam vẫn sử dụng: đàn bò nằm trên bãi cỏ.
Vấn đề nằm ở chỗ, đàn bò của TH Milk được nhập khẩu từ New Zealand về là bò ôn đới ăn cỏ sạch, có hàm lượng vitamin cao. Loại bò này chỉ được nuôi trong trang trại của TH với quy trình chăm sóc khép kín, không ăn cỏ ngoài đồng để tránh nhiễm bệnh.
Vì lý do này, nhóm làm thương hiệu TH Milk đề xuất đưa hình ảnh đàn bò sữa trong trang trại lên trên hộp sữa, chứ không phải đàn bò trên bãi cỏ. Bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH – chủ sở hữu thương hiệu TH true Milk, muốn xây dựng thương hiệu sữa này thông qua hai đặc tính: thật sự thiên nhiên, tinh khiết và có công nghệ cao. Cụm từ “true milk” mà TH định vị được vị chuyên gia marketing cắt nghĩa là hàm ý cho loại sữa tươi được sản xuất bằng hai đặc tính trên.
Tuy nhiên, quan điểm của Trần Bảo Minh lại khác. Ông muốn dùng tính từ “farm fresh”, hàm ý sữa TH được tạo ra từ đàn bò sữa nuôi trong trang trại và có sự tinh khiết. Nhưng cuối cùng, “true milk” được chọn thay vì “farm fresh” bị coi là quá chung chung. “True milk” có nhiều ý nghĩa hơn và có tính tương đồng với cụm từ “true story” (một câu chuyện thật) theo quan điểm của bà Thái Hương khi làm sữa.
Các chuyên gia marketing trong ngành sữa phân tích, để xây dựng một thương hiệu sữa thành công thì ngoài ý tưởng sáng tạo, điều cốt lõi là phải có sản phẩm tốt và trung thực với người tiêu dùng. Bản thân thương hiệu không thể mang lại chất lượng cho sản phẩm nếu nó không đảm bảo tính chân thực trong sản xuất. Một trong những bài toán chiến lược đối với một công ty sữa là khả năng nắm bắt xu thế tiêu thụ và nhu cầu khách hàng. Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu sữa bột để pha chế sữa hoàn nguyên – sản phẩm chiếm đến 75% thị phần sữa nước, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Nhu cầu sữa tươi thật sự chất lượng cao chưa được thỏa mãn do thiếu nguồn nguyên liệu.
Theo số liệu của TH Milk, dân số Việt Nam hiện nay gần 90 triệu người, đa số là dân số trẻ, song mức tiêu thụ sữa tươi hàng năm mới đạt 6 lít/người, chỉ bằng một nửa so với mức thấp nhất trong khu vực (Indonesia 12 lít/người, Thái Lan và Trung Quốc 20 lít/người). Đàn bò sữa và trang trại bò sữa quy mô lớn nhất Đông Nam Á chính là giá trị cốt lõi mang lại thành công cho TH Milk.
Sự xuất hiện đúng nơi, đúng lúc, được hỗ trợ bởi thương hiệu cá nhân Trần Bảo Minh khiến dư luận lâu nay tin rằng, ông là kiến trúc sư xây dựng nên thương hiệu TH true Milk và biến nó thành thương hiệu sữa tươi hàng đầu Việt Nam.
Nhưng trong thâm tâm và cả khi trao đổi với Doanh Nhân, ông Minh vẫn dành cho bà Thái Hương sự kính trọng và thừa nhận. Theo thống kê của Hiệp hội sữa Việt Nam, chỉ trong gần hai năm từ khi tung sản phẩm ra thị trường, TH true Milk đã chiếm khoảng 30% thị phần sữa nước tại miền Bắc và đang tiến mạnh vào thị trường phía Nam.
Ông Minh từng nói về bà Thái Hương: “Tôi tự hào đã tham gia vào công ty có tầm nhìn lớn như vậy”. Hơn một năm đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc tại TH Milk, nói chính xác thì ông Minh không đóng góp nhiều cho việc xây dựng thương hiệu này như đã đề cập ở trên. Tuy thế, vai trò của ông với doanh nghiệp này là không thể phủ nhận.
Với câu hỏi thẳng thắn: “Ông tự đánh giá như thế nào về đóng góp của mình, với tư cách Tổng giám đốc TH Milk giai đoạn 2009-2010, vào việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho TH true Milk?”, ông Minh cũng hỏi lại Doanh Nhân mà không hề né tránh: “Tôi hỏi lại bạn nhé, khi mới ra đời có ai ở TH Milk hiểu rõ về thị trường sữa hay không? Tạo ra một thương hiệu thì dễ, nhưng tạo dựng một hệ thống phân phối sản phẩm, chiến lược bán hàng, chiến lược cạnh tranh mới quan trọng”.
Liệu “phù thủy” Trần Bảo Minh có làm nên chuyện với sữa Ba Vì? Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong thời gian tới.
Thành Trung (BHQ)
Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012 0 nhận xét

Thầy giáo trẻ điển trai khởi nghiệp nghìn đô

Cơn sốt về sinh viên Ngoại thương đi làm với mức lương nghìn đô tạm lắng thì mới đây, sinh viên FTU Hà Nội xôn xao về một cựu sinh viên - thầy giáo trẻ khởi nghiệp với mức thu nhập khủng hơn cả nghìn đô. Anh ấy là Nguyễn Văn Hiệp, K46, ngành Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Từ thời sinh viên, anh Hiệp ít khi tham gia các hoạt động Đoàn Hội mà thay vào đó là vùi mình vào các quyển sách kinh doanh cũng như nghiên cứu khởi nghiệp. Anh là một trong những member cừ khôi của Đại học Ngoại thương bất chấp khối con trai “vai u thịt bắp” Bách Khoa, Xây Dựng, Tự Nhiên để vào chung kết bóng đá toàn quốc. Ngoài ra, anh í còn tự hào là một sinh viên “chuẩn men” ít rượu chè và ga-lăng giữa rừng đàn ông khác. Ngày 8/3, chỉ anh ấy và hai anh khác vẫn mua đủ hoa cho chị em phụ nữ ở ĐH Ngoại thương.
Nguyễn Văn Hiệp, sinh viên FTU khởi nghiệp nghìn USD.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống kinh doanh, ngay khi học năm thứ hai, anh Hiệp đã bắt đầu bán tài liệu học tiếng Anh cho trẻ em và sinh viên trên mạng. Lý do để anh bắt đầu tham gia vào dự án kinh doanh là vì ngồi trên ghế nhà trường chưa thực sự được học hỏi được nhiều. Nếu có dịp ghé đến nhà anh í thì sách kinh doanh sẽ la liệt, chất chồng, chất đống đến mức bạn bè trêu anh rằng có phải anh “ngủ” hằng đêm trên sách kinh doanh không!
Tuy nhiên kế hoạch bán sách đầu tiên của anh Hiệp thất bại thảm hại, sách in thì nhiều nhưng bán chẳng bao nhiêu. Công sức có nguy cơ đổ sông đổ biển và phá sản hoàn toàn. Thời điểm ấy, anh Hiệp rất nản vì mới khởi nghiệp đã gặp sóng to gió lớn. Thêm việc kế hoạch phá sản thì phải sống phụ thuộc vào gia đình nên anh ấy mất nhiều đêm suy nghĩ về hướng đi của mình.
Từ thất bại đầu tiên, anh Hiệp nhận ra vấn đề của mình là quá ít kinh nghiệm và bắt đầu cắp xách đi học hỏi từ những dự án thất bại, phá sản. Trong đó, kinh nghiệm của một đàn anh từng "lỗ chổng vó" khi mở một thương hiệu gà rán đã "nhồi nhét" vào đầu anh ấy nhiều ý tưởng hay ho. Sau đó anh Hiệp lon ton "pha trà, rót nước" cũng như học việc ở một công ty "săn nhân sự". Chưa kể đến việc anh Hiệp làm xe ôm (đúng chuẩn nghĩa đen nhé!) và thư kí riêng cho chủ tịch một tập đoàn lớn ở Hà Nội để học hỏi về kĩ năng cũng như khả năng kinh doanh.
Anh í còn là một tay kéo violon tài ba đấy nhé!
Sau khi tầm sư học đạo, anh í bắt đầu chuyển hướng sang bán tài liệu học tiếng Anh bằng bản cứng cùng với một nhóm kinh doanh Biển Sách của mình. Mãi trong 2 năm đầu tiên là lỗ và hòa vốn nhưng đánh giá triển vọng tiềm năng sách tiếng Anh sẽ còn phát triển nữa nên anh quyết tâm theo đuổi đến cùng. Đến năm năm thứ 3, việc kinh doanh tốt hơn, sách của anh ấy dần dần được học sinh sinh viên ưa chuộng với mức doanh thu hơn 60 triệu đồng/tháng. Anh Hiệp chỉ biết thở phào.
Hoạt động kinh doanh tài liệu học tiếng Anh tiến triển tốt, anh Hiệp bàn giao quyền quản lý cho hai bạn sinh viên khoá dưới để mở trung tâm tiếng Anh. Đây là một ý tưởng rất mạo hiểm vì hiện tại đã có quá nhiều trung tâm tiếng Anh nhưng một lần nữa, anh vẫn quyết "phóng lao theo lao".
Ý tưởng trường kinh doanh trường đào tạo ngoại ngữ ra đời dựa trên kinh nghiệm của anh Hiệp, bắt được những điểm yếu của các bạn sinh viên là chưa biết phương pháp luyện tập tiếng Anh đúng cách. Một trong những cách dạy khiến học viên thích thú của thầy giáo Hiệp chính là: thường xuyên mở hội thảo dạy cách phát âm chuẩn, mở những buổi định hướng nghề nghiệp và những khóa tập nghe băng/đĩa từ các kênh truyền thông thế giới.
Thời gian đầu tiên, số học viên còn khá ít, tầm 3-5 bạn rồi đông hơn một chút với 10 bạn. Nhiều vấn đề cũng xuất hiện từ đây như học viên đã đăng kí nhưng không đến học, trong khi giáo viên thì đã thỏa thuận dạy và trả tiền rồi. Ít học viên cộng thêm nhiều tác động ngoại cảnh khiến trung tâm tiếng Anh hoạt động khá vất vả. Trước tình hình này, anh Hiệp vẫn giữ nguyên định hướng của mình: cố gắng hướng dẫn thật căn bản cho những học viên chưa biết gì để những bạn học ở đây sẽ thật sự ấn tượng về chuyên môn và cách giảng dạy. Ngoài ra, mà mức học phí cũng mềm đúng kiểu sinh viên nên trung tâm Anh văn ngày càng "lấy lòng" được nhiều teen.
Bộ truyện tranh Doraemon bằng tiếng Anh của thầy giáo Hiệp.
Hiện tại, mục tiêu của anh Hiệp chính là những dự án hướng dẫn tiếng Anh cho những bạn "gà mờ" ngoại ngữ hoặc không có khả năng tự học. Trong đó có những dự án rất gần gũi như: tổng hợp 1000 bài hát có lyrics để học tiếng Anh, bộ hình flashcard từ cơ bản, bộ video phát âm do chính anh hướng dẫn và những truyện nổi tiếng như Doraemon có phụ đề tiếng Anh. Quan điểm anh ấy là: “Học tiếng Anh không phải cứng nhắc mà cần lồng ghép cái mình thích, cái mình yêu, cái mình cảm thấy thoải mái nhất thì mới có thể tiếp thu tốt nhất”.
Công việc của anh Hiệp vừa là marketing xếp lớp, vừa biên soạn bài giảng vừa là thầy giáo… bận rộn nhưng cực hạnh phúc. Thầy Hiệp cũng bật mí thu nhập hiện tại nhích qua ngưỡng nghìn đô rồi nhé hihi. Nếu là một friend trên Facebook của anh Hiệp, bạn sẽ được tiếp cận rất nhiều góc nhìn và những giá trị mà anh Hiệp mang đến cho các bạn sinh viên. Đó là cách thi vào công ty Mc Kinsey (tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới với mức lương siêu khủng 5.000 USD), cách giúp bạn "chen chân" vào môi trường rất khó như Ngân hàng, hay anh ấy sẽ tải hẳn một bộ sách dạy kinh doanh với 100.000 đầu sách dành cho bạn tự học. Dĩ nhiên, tất cả những điều ấy đều là chia sẻ vì anh Hiệp quan điểm "người tốt thì cứ tốt chẳng cần lý do".
Thầy giáo điển trai với cách giảng bài gần gũi, thú vị "hớp hồn" các học viên.
Về ước mơ của mình, anh Hiệp chia sẻ: “Thế giới thuộc về những người có ước mơ. Chỉ có một số khá ít những người có ước mơ lớn làm nó trở thành hiện thực. Và họ đủ điên để tin rằng họ làm được. Bạn muốn một ngày nào đó nhắm mắt trong nhạt nhẽo hay tự hào viên mãn? Nào ước mơ thôi, hành động thôi. Bạn không đáng bị sống một cuộc đời nhạt nhẽo đâu, ai sinh ra trên đời cũng có lý do cả, không ngừng tìm kiếm và trải nghiệm nhé!”.
Anh ấy chọn linh vật cho mình là một chú gà với hi vọng một ngày nào đó, chú gà vượt qua bao khó khăn thất bại sẽ sải cánh kiêu hãnh như một chú đại bàng.
Teen mình thấy sao nào?

Lý lịch trích chéo

Tên cúng cơm: Nguyễn Văn Hiệp DOB: 27/02/1989
Nick FB: Nguyễn Hiệp
Châm ngôn sống: Không có việc gì khó, chỉ sợ mình không làm :))

- Từng tham dự hội trại khởi nghiệm Start-Up của giáo sư Tom Kosnik (Đại học Stanford), các chuyên gia khởi nghiệp, các doanh nhân Việt Nam, Singapore và Mỹ.

- Từng tham gia 2 dự án khởi nghiệp khá thành công là Biển sách và Step-Up với mức thu nhập khủng khi là sinh viên năm cuối 60 triệu/tháng

- Sở hữu hơn 100.000 đầu sách tiếng Anh và tài liệu tiếng Anh khủng từ e-book, bản cứng cho đến CD để chia sẻ với teen "lơ mơ gà mái tơ".
Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012 0 nhận xét

Các kích thước chính xác nhất của Facebook Timeline cho Fanpage

image SkandNetImageRecommendations.jpg
Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012 0 nhận xét

Các kích thước chuẩn của giao diện Timeline

Facebook đã chuyển sang giao diện Timeline từ lâu và bạn đang muốn trang hoàng lại "ngôi nhà mới" của mình nhưng các kích thước hình ảnh ( size ) để trang trí như thế nào nhỉ , bắt tay vào Design thì cũng phải có kích thước chứ nhỉ vì vậy ở bài này Trang Web Việt xin được share lại cho mọi người các kích thước chuẩn mới nhất dành cho Fan Page và Profile Facebook.
Hi vọng rằng những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn cũng như các admin fan page có thể optimize vấn đề design và post nội dung cho profile và fan page của mình một cách tốt nhất.
image001
Kích thước chuẩn cho Cover Image và Profile Picture
image001
Kích thước hình ảnh được Facebook resize lại với các post được Pin to Top
image001
Kích thước hình ảnh trên Timline của post được Higlight
image001
Kích thước tối đa của hình ảnh mà facebook hiển thị cũng như kích thước tối đa của ảnh mà bạn có thể upload
Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012 0 nhận xét

Những ông chồng cực điển trai của kiều nữ showbiz Việt

5 ông chồng dưới đây của kiều nữ showbiz Việt hút hồn không biết bao nhiêu fan nữ.

1. Louis Nguyễn – chồng Tăng Thanh Hà
Những ông chồng cực điển trai của kiều nữ showbiz Việt 1
Trước khi lên xe hoa vào ngày 4/11 vừa qua, Tăng Thanh Hà Louis Nguyễn đã được ca tụng là một cặp đôi đẹp của làng showbiz Việt. Thủa họ còn yêu nhau, mỗi khi Louis Nguyễn tháp tùng Tăng Thanh Hà đến các sự kiện, người hâm mộ đều suýt xoa trước vẻ đẹp trai, chững chạc của Louis Nguyễn. Dù không phải là người trong giới giải trí nhưng Louis Nguyễn cũng được săn đón như bất kỳ một ngôi sao nào.
Không bóng bẩy như các nam tài tử hay người mẫu Việt, Louis Nguyễn toát lên vẻ đẹp trai lịch lãm với gương mặt sáng, hàng lông mày rậm, ngang đầy nam tính và nụ cười tươi. Anh thường chọn những bộ đồ giản dị với sơ mi, quần âu hoặc kaki và đóng thùng gọn gàng nhưng lại vô cùng hút mắt bởi sự thanh lịch. Khi sánh đôi cùng Tăng Thanh Hà, cả hai ăn vận thời trang và khá ton sur ton càng làm tôn lên những nét quyến rũ của nhau.
Những ông chồng cực điển trai của kiều nữ showbiz Việt 2
Không chỉ là một người đàn ông có ngoại hình ưa nhìn, Louis Nguyễn còn là một người đàn ông cực kì giàu có và gia thế. Cha là Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Hội đồng thành viên kiểm Tổng giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP), vì thế, Louis thừa hưởng rất nhiều thương hiệu kinh doanh từ phía gia đình. Có thể nói, chồng Hà Tăng hội đủ mọi điều kiện của một người chồng mà các cô gái luôn ao ước.
Cho đến thời điểm hiện tại Louis Nguyễn và kiều nữ họ Tăng đang là một cặp đẹp đôi nhất nhì showbiz Việt.
2. Nguyễn Đức Hải - hôn phu của Jennifer Phạm
Những ông chồng cực điển trai của kiều nữ showbiz Việt 3
Những ông chồng cực điển trai của kiều nữ showbiz Việt 4
Thông tin Hoa hậu Châu Á tại Mỹ năm 2006 - Jennifer Phạm sắp kết hôn hiện đang là một chủ đề nóng của làng giải trí Việt.
Thủa Jennifer Phạm mới bị lộ bạn trai mới, cư dân mạng đã đưa Nguyễn Đức Hải và chồng cũ - ca sĩ Quang Dũng của người đẹp lên bàn cân so sánh. Vì quá hâm mộ ca sĩ Quang Dũng mà khá nhiều cư dân mạng phản đối Nguyễn Đức Hải. Tuy nhiên, trải qua nhiều sóng gió dư luận, Nguyễn Đức HảiJennifer Phạm cuối cùng cũng gắn kết cuộc tình đẹp bằng hôn nhân vào tháng 12 này.
Mới đây, hoa hậu lên báo chia sẻ về bạn trai và gia đình chồng cùng những dự định cho hôn lễ sắp tới khiến người hâm mộ có thiện cảm nhiều hơn với vị hôn phu của cô.
Nguyễn Đức Hải là con cả trong một gia đình tri thức có tiếng, cha là Tiến sĩ khoa học, mẹ là doanh nhân Trương Thanh Thanh - một trong những người sáng lập FPT.
Nhìn vào địa vị gia đình, nhiều người cho rằng Nguyễn Đức Hải quá may mắn. Tuy nhiên, Đức Hải lại là một chàng trai rất có trí và tự lập. Anh từng thi đỗ cả ba trường đại học hàng đầu: Luật, Kinh Tế, Bách Khoa và chọn trở thành một kỹ sư điện tử viễn thông. Hiện Nguyễn Đức Hải làm việc ở một quỹ đầu tư và có nhiều những dự án riêng.
Về ngoại hình, dù không có vẻ lãng tử như Quang Dũng nhưng Nguyễn Đức Hải lại mang nét nam tính, đàn ông và chững chạc.
3. Anh Tuấn - chồng Hoa hậu Thùy Lâm
Những ông chồng cực điển trai của kiều nữ showbiz Việt 5
Những ông chồng cực điển trai của kiều nữ showbiz Việt 6
Nếu như năm 2012, đám cưới của ngọc nữ Tăng Thanh Hà và Louis Nguyễn là đám cưới gây chú ý nhất thì năm 2010, đám cưới của hoa hậu Thùy Lâm cũng là một trong những đám cưới đình đám nhất showbiz Việt.
Ngay từ khi những bức ảnh cưới của hoa hậu bị rò rỉ, người hâm mộ đã trầm trồ về vẻ ngoài điển trai, tri thức của Nguyễn Anh Tuấn.
Nguyễn Anh Tuấn sinh năm 1981, đã tốt nghiệp Tiến sỹ Kinh tế học ở nước ngoài, là con trai trưởng trong một gia đình gốc Hà Nội. Thùy Lâm tiết lộ chồng cũng chính là mối tình đầu của cô.
Cả hai đã trải qua 5 năm gắn bó, trải qua nhiều hạnh phúc cũng như nhiều lần tan hợp trước khi có cái kết đẹp là một đám cưới.
Tuy không xuất hiện ồ ạt hoặc liên tục nhưng sức hút từ vợ chồng Hoa hậu Thùy Lâm rất lớn với công chúng yêu mến. Thùy Lâm và anh chồng tiến sĩ luôn xuất hiện với những trang phục trang nhã, lịch sự nhưng không kém phần trẻ trung và hấp dẫn.
4. Công Vinh - hôn phu của Thủy Tiên
Những ông chồng cực điển trai của kiều nữ showbiz Việt 7
Những ông chồng cực điển trai của kiều nữ showbiz Việt 8
Tiền đạo Công Vinh và ca sĩ Thủy Tiên cũng được xem là cặp đôi đẹp của làng giải trí Việt. Xuất hiện hiếm hoi thậm chí còn "bí ẩn" khi lộ diện nhưng "giá trị" hình ảnh của Thủy Tiên và Công Vinh luôn cao ngất. Ngoài sức nóng tỏa ra từ tên tuổi, công việc và tình yêu, cặp đôi này còn được chú ý nhiều hơn nữa nhờ phong cách thời trang.
Với vẻ ngoài điển trai cộng với gu thời trang đơn giản nhưng rất nam tính, Công Vinh luôn thu hút người hâm mộ. Còn Thủy Tiên đang được xem như "hiện tượng" của showbiz Việt với phong cách quyến rũ, gợi cảm. Sự tương tác giữa vẻ sexy của Thủy Tiên và sự rắn rỏi, lạnh lùng từ Công Vinh đã khiến tên tuổi của họ lúc nào cũng được hâm nóng mỗi khi xuất hiện.
Hiện Thủy Tiên đang mang thai. Nữ ca sĩ đã dừng hẳn việc ca hát từ nhiều tháng nay để chuẩn bị đón con đầu lòng cùng cầu thủ Công Vinh.
5. Khải Anh - chồng diễn viên Đan Lê
Những ông chồng cực điển trai của kiều nữ showbiz Việt 9
Những ông chồng cực điển trai của kiều nữ showbiz Việt 10
Những ông chồng cực điển trai của kiều nữ showbiz Việt 11
Ảnhcưới lãng mạn của Khải Anh - Đan Lê
Đạo diễn trẻ Khải Anh là "tập 2" của Đan Lê. Chuyện tình “tan lại hợp” giữa Đan LêKhải Anh từng tốn bao giấy mực của báo chí. Trước khi chính thức nên vợ nên chồng, cặp đôi này đã trải qua rất nhiều sóng gió, cả búa rìu dư luận để có thể đến được với nhau.
Vượt qua nhiều sóng gió, Đan Lê - Khải Anh cuối cùng cũng đi đến bến bờ hạnh phúc. Minh chứng cho tình yêu chính là bé trai kháu khỉnh, giống bố Khải Anh như tạc. So với nhiều kiều nữ showbiz, chuyện tình của Đan Lê không bằng phẳng nhưng kết thúc của cô cũng ngọt ngào và viên mãn không kém một người đẹp nào.
Không chỉ lấy được một người chồng tâm đầu, ý hợp, có thể hiểu, chia sẻ và chở che cho mình, Đan Lê còn may mắn khi lấy được một người chồng có ngoại hình đẹp, cao ráo và tài năng. Không tham gia nhiều vào các sự kiện showbiz, nhưng Đan LêKhải Anh thường xuyên bị bắt bặt tay trong tay đi xem phim đủ để hiểu cả hai vẫn đang vô cùng mặn nồng.
Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012 0 nhận xét

Tên thương hiệu: Viết tắt là thượng sách?

Xin bắt đầu bài viết này từ một trải nghiệm: Người viết đã nhìn thấy bên thành của chiếc xe buýt đi ngang mình có một quảng cáo của Eurowindow, trong đó Eurowindow tự viết tắt thương hiệu của mình thành Ew.

Đó là lúc một vấn đề được đặt ra: Khi nào ta nên viết tắt thương hiệu của mình?


Viết tắt hay không?

Khi làn sóng về những cái tên ngắn ngọn, dễ nhớ lan truyền trong giới quản trị, đó cũng là lúc giới marketing chứng kiến một làn sóng hàng loạt các doanh nghiệp viết tắt tên cho thương hiệu của mình. Nguyên nhân là gì?

1. Để tên thương hiệu ngắn gọn hơn.
2. Để tên thương hiệu dễ nhớ hơn.


Nhưng, sự thực có đúng vậy không? Thay vì ép buộc người tiêu dùng phải ghi nhớ cái tên được rút gọn của mình, trước tiên doanh nghiệp cần phải chờ đợi cho cái tên đó được người tiêu dùng chấp nhận.

Ron Johnson, CEO của JC Penney & Co, chuỗi siêu thị với 590 siêu thị trên khắp toàn cầu đã quyết định thay đổi logo của JC Penney. Logo trước đây của JC Penney có đầy đủ tất cả chữ JC Penney. Còn logo mới giới thiệu thương hiệu viết tắt, chỉ bao gồm 3 chữ cái JCP.

Nghiên cứu sau đó cho thấy, từ thông dụng mà khách hàng gọi tên của JC Penney là Penney, sau đó mới đến các tên khác như Penney's, J.C. Penney Co. Không ai gọi JC Penny là JCP.


Logo cũ và mới của JC Penney

Một thương hiệu sau một thời gian phát triển, đi vào đời sống sẽ được người tiêu dùng đặt “nick name”. Khi muốn sử dụng một cái tên ngắn hơn đi cùng thương hiệu gốc, khôn ngoan nhất, doanh nghiệp nên dùng “nick name” mà người tiêu dùng tạo ra và sử dụng. Nói cách khác, hãy đặt mình vào vị trí người tiêu dùng. Trong trường hợp của JC Penney, tên rút gọn nên dùng chính là Penney

Có một điểm khác biệt giữa nhân viên và người tiêu dùng, đó là nhân viên thường hay trao đổi với nhau về thương hiệu của công ty mình bằng văn viết hơn văn nói. Như vậy, viết tắt JC Penney thành JCP chắc chắn tiện dụng và ngắn gọn hơn.

Tuy nhiên, người tiêu dùng lại hiếm khi dùng văn viết khi đề cập đến thương hiệu. Họ trao đổi chủ yếu bằng văn nói. Hiếm khi người tiêu dùng sử dụng tên viết tắt mà doanh nghiệp áp đặt, trừ khi nó ít âm tiết hơn và dễ nói hơn so với tên thương hiệu nguyên gốc.

Trong đời thường, người ta sẽ gọi JC Penney là “Penney” (2 âm tiết) chứ không phải là JCP (3 âm tiết)

Cũng vậy, người ta sẽ nói là bánh Mc (1 âm tiết) chứ không nói là bánh McD (2 âm tiết) thay cho Mc Donald’s.

Việc đổi tên của hãng nước soda Mountain Dew thành Mtn Dew cũng không đi đến một kết quả rõ rệt. Người tiêu dùng rốt cuộc sẽ phải vận dụng trí não của mình để chuyển từ "Mtn" thành "Mountain". Rốt cuộc, trong văn nói, Mountain và Mtn không khác biệt.

Người ta sẽ nói là “Hoàng Anh Gia Lai” (4 âm tiết) chứ không nói là “HAGL” (vẫn 4 âm tiết). Trong văn viết, HAGL ngắn gọn hơn nhưng trong văn nói, HAGL và Hoàng Anh Gia Lai đều có bốn âm tiết. Tương tự, người ta sẽ nói là xe “Mẹc” chứ không là xe MCB thay cho tên Mercedes-Benz.

Cẩn trọng khi viết tắt

Một trong những marketing guru nổi tiếng bậc nhất thế giới là Al Ries đã kể lại, khi ông được thuê tư vấn cho tập đoàn tài chính Western Union, ông đã ngạc nhiên khi tập đoàn này sử dụng tên ngắn gọn của mình với mục tiêu trở thành “nick name” với cái tên sau: "WUCo" - Western Union Corp.

Thực tế, Western Union là một cái tên rất khó đọc và khó phổ biến ở những nước không nói tiếng Anh. Tuy nhiên, WUCo là một cái tên kỳ quặc và tệ hại. Al Ries đã tư vấn rằng WUCo là một từ mà trong văn nói không một khách hàng nào muốn phát âm. Ông đề xuất cái tên Westar Co. Tuy nhiên ý kiến của ông bị gạt phăng khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang trong trào lưu rút ngắn tên gọi của doanh nghiệp mình bằng những chữ cái đầu tiên.


Dĩ nhiên, đã có nhiều doanh nghiệp rút gọn tên và trở thành những thương hiệu nổi tiếng như BP – British Petroleum, BMW - Bavarian Motor Works. Tuy nhiên, những thương hiệu đó thành công do những nguyên nhân như sau:

1. Tên viết tắt đọc lên ngắn hơn tên thương hiệu ban đầu.
2. Người tiêu dùng đã sử dụng những tên viết tắt đó trong cuộc sống hàng ngày.
3. Tên nguyên gốc của thương hiệu không nổi tiếng lắm khi doanh nghiệp quyết định chuyển sang thương hiệu viết tắt.


Nhưng ngược lại, nếu không đạt được những yếu tố trên, rất có thể việc rút gọn tên sẽ tạo ra những sai lầm nghiêm trọng. Nhiều chiến dịch marketing đã bắt đầu với những từ rút gọn dành cho những thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, khi thương hiệu rút gọn chưa được người tiêu dùng chấp nhận, rất có khả năng chi phí cho chương trình marketing đó sẽ trở nên thiếu hiệu quả.

Hãy xem, bao nhiêu người cho rằng DD là Dunkin’ Donuts, bao nhiêu người cho rằng G là Gatorade, bao nhiêu người cho rằng RB là Red Bull, bao nhiêu người cho rằng SB là Starbucks?


Bao nhiêu người nhậnra đây là tên thương hiệu Dunkin’s Donuts?

Thay vì cố gắng nhồi nhét tên “nick name” của mình vào đầu khách hàng, hãy sử dụng chính tên “nick name” mà khách hàng đang gọi. Người ta gọi tên ngắn của Coca-Cola là “Coke” (chứ không phải là CC).

Tên rút gọn chẳng có nhiều lợi thế nếu nó thiếu ý nghĩa, thiếu sự gắn kết với khách hàng và nghe không hay. FedEx đã thành công khi rút gọn tên của mình từ Federal Express. Hay Budweiser đã sử dung tên của khách hàng hay gọi thương hiệu của mình để gắn dòng bia nhẹ với nhãn hiệu Bud Light.

Quay trở lại trường hợp của Eurowindow, Ew có thể ngắn hơn, nhưng Ew (hãy phát âm thử xem) không dễ dùng trong văn nói. Và, có bao nhiêu người có thể liên hệ được Ew với Eurowindow?

Theo DNSG
Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012 0 nhận xét

HỌC CÁCH LÀM BRIEF


Nhiều tổng kết marketing đã đi đến "Quy luật vàng" khắc nghiệt: 80% số chương trình, chiến dịch marketing chỉ tạo ra được 20% thành công. Trong đó có tới 80% của những dự án không thành công đều do thực hiện không đúng mục tiêu ban đầu đặt ra.


Nguyên nhân của kết quả trên thường bắt đầu từ một văn bản được gọi là "Brief" (Bản mô tả thông tin và yêu cầu công việc mà các doanh nghiệp cung cấp cho agency). Một brief không chứa đựng đủ thông tin cần thiết chắc chắn sẽ khiến agency phát triển sự sáng tạo theo hướng sai lầm và lãng phí.

Tại sao tôi phải viết brief

Có ba lý do nói lên sự cần thiết phải viết brief cho bất kỳ công việc nào doanh nghiệp muốn giao cho một agency bên ngoài thực hiện"

• Giúp công việc trôi chảy hơn - Brief là công cụ chứa đựng mọi thông tin cần thiết mà mỗi khách hàng gửi tới agency. Cần thông tin gì, agency có thể xem trong brief, không mất công hỏi đi hỏi lại nhiều lần.

• Tiết kiệm thời gian và tiền bạc - Nếu không có brief rõ ràng, agency sẽ hiểu sai ý đối tác, cho ra một bản kế hoạch không đúng mục tiêu, mất thời gian làm lại. Tệ hơn nữa, nếu cả hai bên đều coi nhẹ tầm quan trọng của brief thực hiện các chương trình không đúng mục tiêu (do không nhớ chính xác) sẽ dẫn đến tốn tiền vô ích. Kết quả không tốt còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa đối tác và khách hàng giữa hai bên.

• Cơ sở để thanh toán sòng phẳng - Mọi dự án có viết brief sẽ hỗ trợ cho việc giải trình của marketer trước ban lãnh đạo công ty. Brief cũng là cơ sở để đảm bảo việc xây dựng cũng như thanh lý hợp đồng dễ dàng hơn khi có căn cứ xác định về kết quả hợp tác, xác định được giá trị của việc hợp tác dựa trên yêu cầu cụ thể và mục tiêu thương mại mà hai bên đã nhất trí trong các brief.

• Thế nào là một brief tốt

Một brief tốt (đôi khi còn được gọi là một brief sáng tạo) phải cung cấp đầy đủ cho agency những mục tiêu mà khách hàng đang theo đuổi. Nó trả lời cho câu hỏi: "Hiện tại chúng tôi (khách hàng) là ai?" và "Chúng tôi muốn đi tới đâu?".

Tốt nhất, brief phải được trình bày bằng văn bản. Nó phải thu hút được sự chú ý ở những thông tin quan trọng và cung cấp cho agency cơ sở cho chiến lược marketing của khách hàng. Brief phải được khách hàng và agency nhất trí về nội dung, nó có thể được xem là phần phụ lục cho hợp đồng giao kết giữa hai bên. Dưới đây là những thông tin cơ bản mà các brief nên có".

• Thông tin dự án - Company & Contact person

• Bao gồm tên công ty, địa chỉ liên lạc, tên dự án và người quản lý dụ án, tên thương hiệu hay tên sản phẩm/dịch vụ, tên của agency và ngày tháng lập brief.

• Thông tin nền - Background (Hiện chúng tôi là ai?)

• Bao gồm những thông tin cơ bản về công ty và ngành. Hay cung cấp cho agency những nội dung về sản phẩm/dịch vụ của bạn (bao gồm những đặc điểm chính, lợi thế sản phẩm, vị trí trên thị trường) cùng với những vấn đề mà công ty của bạn đang đối mặt. Bao gồm những thông tin về chiến lược marketing trước đây và những kết quả của chúng. Bên cạnh đó, cần cung cấp chi tiết về hoạt động của đối thủ cạnh tranh.

• Mục tiêu - Objectives (Chúng tôi muốn đi tới đâu?)

• Nói về những mục tiêu mà bạn muốn đạt được, ví dụ tăng doanh số bán hàng, cải thiện mức độ hiểu biết, tăng cấp độ phản hồi... Cần chú ý sao cho các mục tiêu của bạn được cụ thể hoá và lượng hoá đến mức tối đa.

• Chiến lược - Strategy (Làm thế nào để chúng tôi đi tới đó?)

• Đưa ra những yêu cầu chi tiết mà bạn muốn agency làm cho mình, chẳng hạn chiến dịch marketing trực tiếp, thiết kế website, brochure... Hãy diễn giải cho agency biết vị trí của những yêu cầu này trong chiến lược marketing tổng thể của bạn.

• Đối tượng - Target (Chúng tôi đang nhằm tới ai?)

• Hãy xác định những nhóm đối tượng khách hàng một cách chi tiết nhất có thể và hãy chia sẻ bất cứ hiểu biết nào của bạn về họ với agency để họ có cùng suy nghĩ về những đối tượng đó.

• Đánh giá - Evaluation (Thành công sẽ như thế nào?)

• Bạn sẽ đo lường thành công như thế nào? Khi nào và ai sẽ là người đo lường những thành công đó? 

Những nội dung thiết thực khác - Other items

• Những nội dung có tính bắt buộc: bất  kỳ những gì cần phải có trong brief, chẳng hạn những điều khoản về giá cả, những yêu cầu về định hướng bản sắc của khách hàng, những khuôn khổ pháp lý phải tôn trọng...

• Những nội dung về thời gian: Hạn chót? Ngày đưa chương trình lên truyền thông (nếu có)? Lúc nào bạn muốn xem ý tưởng sáng tạo? Thời gian của dự án có liên quan đến lịch trình của các chiến dịch khác?

Ngân sách: Việc xác định trước ngân sách sẽ giúp làm giảm khả năng phải xây dựng lai giải pháp. Nếu bạn chưa sẵn sàng làm điều này, hãy đưa cho agency ba mức ngân sách và hỏi xem họ chọn mức nào và tại sao. Hoặc bạn cũng có thể đề nghị agency đưa ra mức ngân sách của mình.

Thời gian dành cho việc chuẩn bị brief sẽ mang lại những kết quả lớn trong dài hạn. Brief cần truyền được cảm hứng cho agency và thôi thúc họ đóng góp tốt nhất cho công việc và mục tiêu mà công ty đang theo đuổi.

BÁ CHÂU
Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012 0 nhận xét

Bản Brief là đầu câu chuyện và 5 mẫu Brief


Photobucket
“Biết người biết ta, trăm trận không nguy
không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua
không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại.”
Tôn Tử  (722 – 481 TCN)
Đây là một trong những bài học nổi tiếng trong “Tôn Tử binh pháp” thời Xuân Thu chiến quốc và được áp dụng cho các tướng lĩnh trước khi xuất trận. Phải hiểu rõ thực lực của quân ta lẫn quân địch thì mới có thể đưa ra các quyết định chính xác, hiệu quả.
tontu2
Ngày nay trong xã hội cạnh tranh, ta vẫn còn vận dụng câu nói này khá nhiều vào công việc lẫn cuộc sống. Trước khi  “động thủ”, chúng ta cần có sự  chuẩn bị – hiểu thật rõ những yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng thì mới nắm bắt đúng vấn đề và giành chiến thắng.  Trong lĩnh vực Marketing, để làm được điều đó chúng ta có 1 “đồ chơi” khá lợi hại được gọi là Brief.
Nếu tra cứu trên mạng thuật ngữ chuyên ngành này, bạn sẽ gặp vài cụm từ  như “Bản yêu cầu sáng tạo”, “Bản mô tả thông tin và yêu cầu công việc” hay “Bản định hướng sáng tạo”… nhưng theo TYM thì chúng ta hãy “trả lại sự trong sáng cho tiếng Anh” và cứ đơn giản gọi brief là brief (đọc là “bờ ríp phờ” :-[)  )
Vậy Brief là gì ?
Brief là văn bản mà Khách hàng (Client) cung cấp cho công ty dịch vụ Marketing (Agency), trong đó chứa đựng những thông tin cần thiết, cô đọng nhằm giúp Agency hiểu được trọn vẹn những yêu cầu của mình
Một dự án Marketing luôn được bắt đầu bằng việc Client viết một bản brief (bằng word hoặc power point) sau đó truyền đạt trực tiếp hoặc gởi qua email cho những người thực hiện dự án ở Agency, dân trong nghề gọi vui là gởi “đề bài” :-[) . Thường thì phía Agency sẽ cử người đến  công ty nghe Client trình bày trực tiếp để đảm bảo “hiểu đề bài” thật rõ, trong lúc nghe có điều chi không hiểu thì “giơ tay” hỏi liền.
Photobucket
Và vì sao Brief quan trọng quá vậy?
Không có được bản brief đầy đủ thông tin thì người thực hiện dự án (project) sẽ rất dễ “lạc đường”, dẫn đến việc ý tưởng đề xuất không phù hợp với yêu cầu đưa ra ban đầu của Client dẫn đến hao phí thời gian và công sức vô ích.
Nội dung cơ bản của một Brief gồm:
1. Project – Dự án này là về Print Ads, Sampling, Event hay Web Design…
2. Client – Tên công ty
3. Brand – Tên sản phẩm/ dịch vụ
4. Project Role – Các agency cần đặt ra các câu hỏi đối với các client xem project chuẩn bị thực hiện này có nằm trong một chiến dịch (campaign ) lớn nào không hay chỉ là một chương trình riêng lẻ ? Nếu có thì vai trò của project khách hàng đang muốn giao cho mình thực hiện là gì ?
Photobucket
VD: Vai trò của việc thực hiện website www.abcd.com là nhằm hỗ trợ cho chiến dịch online Marketing sẽ diễn ra vào…
5. Brand Background - Thông tin cơ bản về thương hiệu sản phẩm / dịch vụ:
Photobucket
+ Thị trường hiện nay như thế nào ? Những khó khăn ?
+ Định vị thương hiệu
+ Đối thủ cạnh tranh hiện nay là ai ? Điểm mạnh và yếu của các đối thủ.
+ …
Càng đầy đủ thông tin thì người thực hiện càng hiểu rõ về thương hiệu vì vậy bạn nên yêu cầu khách hàng cung cấp thật nhiều hình ảnh, print ads, tvcs, bài báo, số liệu nghiên cứu thị trường… Đôi khi xem qua 1 mẫu quảng cáo hay tvc về sản phẩm đã thực hiện trước đó giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc hiểu sản phẩm/ dịch vụ hơn là cả xấp giấy tờ :oups: .
6. Objectives - Mục tiêu của dự án:
Photobucket
+ Tăng độ nhận biết thương hiệu
+ Tăng doanh thu
+ Tái định vị thương hiệu
+ …
Một điều hết sức quan trọng mà bạn cần phải nhắc khách hàng là trong những mục tiêu trên thì cái nào là quan trọng nhất. Khá nhiều marketer “dính chiêu” vì tập trung vào những mục tiêu thứ yếu. Thường thì mục tiêu được ghi đầu tiên là quan trọng nhất nhưng dù sao hỏi lại cho chắc vẫn hơn :8 .
7. Target Audience – Đối tượng khách hàng mục tiêu của sản phẩm/ dịch vụ
Photobucket
VD:
+ Nhân viên văn phòng, 30 tuổi, Nam, công tác tại TP HCM…
+ Hành vi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ,  mối quan tâm hiện tại của họ,…
+ ………
8. Message – Thông điệp thương hiệu muốn truyền đạt đến  khách hàng mục tiêu
VD: Sản phẩm mì gói A với sợi mì dai hơn các lọai khác giúp bạn có một tô mì ăn liền ngon và không ngán.
9. Coverage – Các agency cần tìm hiểu xem client muốn thực hiện project tại những địa bàn nào: Tp Hồ Chí Minh, miền Nam, 6 tỉnh thành phố lớn ở Việt Nam hay là trên diện rộng khắp cả nước,…
10. Budget – Kinh phí. Một trong những tiêu chí tối quan trọng quyết định mức khả thi của ý tưởng được đưa ra. Ý tưởng dù hay nhưng kinh phí đưa ra quá thấp thì cũng là vấn đề nan giải.
Photobucket
11. Deadline – Thời gian 2 bên gặp nhau để trình bày ý tưởng lần đầu tiên.
Photobucket
Trong thực tế có nhiều khách hàng không chú trọng đến việc viết 1 bản brief hoặc phía Agency có cách riêng để hệ thống “đề bài” nên họ  có riêng cho mình 1 form brief để hỏi hoặc gởi brief qua mail rồi để Client tự điền vào. Dưới đây là bản brief TYM Team gởi qua mail cho anh Giang  ở HUB Cà phê và được anh reply lại khi nhận dự án Event “99 Phờ Răng”:
Mỗi Agency sẽ có những cách sắp xếp trình tự cũng như  cách đặt câu hỏi với Client của mình, tùy vào project hoặc Client nên không bản brief nào giống bản nào. Do đó, TYM  đã cố gom góp được 5 bản brief hiện đang được dùng ở 5 công ty về Marketing khác nhau để mọi người xem và nghiên cứu thêm :love: :

Photobucket
Sau khi download 5 bản brief trên về, TYM nghĩ bạn nên edit lại cho mình riêng một bản phù hợp nhất (bê nguyên xi vô xài thì cũng hơi kì :p !) Thực tập lấy dữ liệu cho brief cũng là 1 cách hiệu quả để rèn luyện kĩ năng khai thác thông tin vì 80% lý do một bản brief không tốt vì kĩ năng đặt câu hỏi và truyền đạt của người nhận brief “có vấn đề” hoặc đơn giản là do thiếu kinh nghiệm.
Photobucket
Hiện nay các bản brief cũng được sử dụng khá rộng trong những lĩnh vực khác vì độ hữu dụng của nó: một hoặc hai trang A4 thôi nhưng tóm gọn tòan bộ thông tin và yêu cầu của khách hàng. Người thực hiện dự án khi có trong tay một bản brief tốt sẽ nhìn được bức tranh tòan cảnh của project: Mình đang ở đâu ? Vai trò của mình là gì ? Mục tiêu mà “anh ấy” muốn đạt được qua project này ?… Tất cả chỉ trong một bản brief.
Nguồn: toiyeumarketing.com
Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012 0 nhận xét

Chọn tiện ích kết nối Microsoft Office và Google Docs

”Nếu như bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office là sự lựa chọn số một của những máy tính chạy hệ điều hành Windows thì Google Docs là ứng dụng văn phòng trực tuyến hàng đầu hiện nay, trong tương lai sẽ là đối thủ cạnh tranh rất lớn với Microsoft Office. Tuy nhiên, ý tưởng kết hợp Microsoft Office và Google Docs lại với nhau mang đến cho người dùng những lợi ích rất thiết thực trong việc sao lưu, chia sẻ dữ liệu và làm việc theo nhóm. Bài viết sẽ so sánh một số đặc điểm của hai tiện ích có khả năng kết nối Microsoft Office với Google Docs là OffiSync (bản miễn phí) và Google Cloud Connect.
Để phục vụ tốt hơn cho công việc của bạn, có một số tiện ích giúp kết hợp Microsoft Office và Google Docs. Ở đây sẽ so sánh hai tiện ích OffiSync và Google Cloud Connect.
Về tính năng: Đây đều là các add-inphần mềm phụ trợ có nhiệm vụ rất đơn giản là kết nối Microsoft Office (Word, Excel, PowerPoint) vàvới Google Docs, người dùng có thể sao lưu dữ liệu trực tiếp từ Microsoft Office lên Google Docs, và mở tài liệu được lưu ở Google Docs ngay tại Microsoft.

Tính tiện lợi: Khi dùng OffiSync, bạn có thể đặt tên, chọn nơi lưu và định dạng của tập tin đang mở, Google Cloud Connect chỉ thực hiện lưu tập tin lên thư mục gốc của Google Docs. Cả hai chương trình đều cung cấp đường dẫn để truy cập đến phiên bản Web của tập tin, nhưng Google Cloud Connect vẫn “thua” OffiSync, vì muốn chia sẻ với người khác, bạn phải thực hiện ở Google Docs còn OffiSync cho bạn được lựa chọn chế độ chia sẻ, hợp tác và hợp nhất nội dung nếu bạn bè đã chỉnh sửa trên đó.


Với OffiSync, mỗi khi bạn bấm Save hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + S, việc sao lưu lên Google Docs sẽ được thực hiện ngay. Điểm bất lợi là bạn phải chờ quá trình này kết thúc thì mới có thể tiếp tục công việc được (khi tập tin có dung lượng lớn sẽ làm mất khá nhiều thời gian của bạn). Không có các ưu điểm như OfficSync, nhưng Google Cloud Connect lại cho phép chọn một trong hai chế độ sao lưu là tự động tiến hành ngay sau khi bạn cho lưu lưu dữ liệu như ở OffiSync hoặc khi bạn bấm Sync từ thanh công cụ của chương trình. Ngoài ra, khi đồng bộ hóasao lưu tập tin lên Google Docs bạn vẫn có thể làm việc bình thường. Không khó để nhận ra điểm hạn chế của ứng dụng này là thế mạnh của ứng dụng còn lại.

Nếu sử dụng Microsoft Office 2010, bạn sẽ thấy phiền toái mỗi khi mở tập tin nào đó được tải từ Internet về, mặc dù đây là chế độ Protect View giúp bảo vệ hệ thống an toàn hơn.Protect View Ở Google Cloud Connect có thiết lập để vô hiệu hóa chế độ này với những tập tin mà bạn đã lưu lên Google Docs.
Điểm sáng khác của Google Cloud Connect là chương trình này giúp lưu lại nhiều phiên bản làm việc khác nhau, vì vậy nếu lỡ chỉnh sửa nội dung theo hướng sai bạn vẫn có thể khắc phục được.
Như vậy, OffiSync phù hợp với những ai thường xuyên làm việc cả trong môi trường trực tuyến bằng Google Docs và dùng cả Microsoft Office, làm việc theo nhóm. Google Cloud Connect sẽ tốt cho nhu cầu sao lưu dữ liệu lên Google Docs.
 
;