Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012 0 nhận xét

Làm thế nào để chỉ cần học trong thời gian ngắn nhưng hiệu quả vẫn cao!?

Tại sao là 15 phút?

Trong cuốn “Study Skills for successful Students” (kĩ năng học tập cho những sinh viên giỏi), tác giả có nói, sự tập trung của mỗi người thường ở điểm cao nhất trong 15 phút đầu và giảm dần trong những phút sau đó. Bởi thế, thay vì cố định lịch học là một tiếng cho một đầu bài vở nào đó, bạn có thể chia thành bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn 15 phút. Khoa học gọi đây là công thức 15x4, đã được chứng minh là rất hiệu quả đấy nhé!

Nhưng trong 15 phút ấy, chúng ta cần làm những gì nhỉ?

bi-kip-hoc-15-phut-nhung-vao-dau-cuc-nhieu

Mục tiêu rõ ràng

Thay vì lẩm nhẩm trong đầu rằng tối nay bạn phải xong bài tập toán, viết xong bài văn hay làm xong đề Anh,... hãy ghi rõ ràng ra một mẩu sticker và gắn nó lên chiếc đèn học, càng cụ thể càng tốt. Làm toàn từ bài bao nhiêu đến bài bao nhiêu, trong khoảng thời gian bao lâu. Ví dụ, trong 15 phút đầu tiên của buổi học, bạn “yêu cầu” bản thân mình phải làm xong 2 bài ở trang 60. Để đồng hồ trước mặt và bạn có thể theo sát quá trình làm bài của bản thân mình.

Học gì trong 15 phút đầu tiên?

Bạn nên bắt đầu buổi học với môn học mình tự tin nhất, cố gắng ước lượng chính xác những gì mình có thể làm trong 15 phút. Không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu để rồi thấy nản chí khi không thể hoàn thành chúng một cách nhanh chóng. Bạn nên mua một cuốn sổ nhỏ, dạng chuyên dụng để ghi chép những đầu công việc cần làm, đính kèm một ô dùng để tick vào những việc đã làm xong.

Đâu cần tránh xa “cám dỗ”

Bạn muốn xem phim, bạn muốn vào mạng, tán dóc với bạn bè. Đồng ý thôi, miễn là bạn làm xong bài tập đã. Với mỗi 15 phút tập trung và hoàn thành một đầu việc nào đó trong nhật kí của ngày, bạn nên tự thưởng chính bản thân mình 2 phút thư giãn, đủ để lướt qua tường Facebook đứa bạn thân, cập nhật tin tức cần thiết. Nhớ đặt đồng hồ cần thẩn và không được phép nuông chiều bản thân mình. Hoặc muốn chiều chuộng, hãy dành tới lần tiếp theo, khi bạn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ 15 phút kế đó.

bi-kip-hoc-15-phut-nhung-vao-dau-cuc-nhieu
Phương án khác cho 2 phút nghỉ giải lao

Ra khỏi bàn học, vươn vai, làm vài động tác thể dục hay chỉ đơn giản là chạy ra ban công hứng chút nắng, chút gió, hít thở không khí trong lành cũng rất tốt cho trí não của bạn đấy nhé! Trong lúc ấy, cố gắng nghĩ về điều mình vừa làm được và chắc chắn bạn sẽ mỉm cười để lấy thêm động lực cho bài tập tiếp!

Hãy duy trì công thức, mô hình học tập này trong một thời gian dài. Bạn sẽ rèn luyện được sự tập trung cho chính bản thân mình. Thêm nữa, khi đã biết cách kiểm soát trí não, bạn có thể tăng khoảng thời gian học lên, 30 phút cho mỗi lần chẳng hạn!

Chúc bạn thành công!
Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012 0 nhận xét

Ghi điểm với sếp


Được cấp trên đánh giá cao đồng nghĩa với việc có nhiều lợi thế để tăng lương, thăng chức cùng nhiều ưu đãi khác trong công việc. Nhưng để chiếm thiện cảm của sếp, bạn không chỉ cần làm việc hiệu quả, mà còn phải biết nhà quản lý mong muốn gì ở mình. Sẽ càng khó khăn hơn khi sếp là phái nữ, vì phụ nữ thường đòi hỏi cao và tỉ mỉ hơn nam giới.
Luôn đúng giờ
Người lãnh đạo nào cũng muốn mỗi sáng tới công ty đã thấy nhân viên đang say sưa làm việc. Mỗi đồng lương còn đồng nghĩa với thái độ, trách nhiệm của từng người, thế nên chuyên cần và chăm chỉ là hai tố chất hàng đầu để sếp đánh giá cấp dưới. Một điều quan trọng nữa là đừng bao giờ tới trễ trong các cuộc họp có sự tham dự của sếp vì bất kỳ lý do gì.
(Yên Linh, Giám đốc sáng tạo công ty tổ chức tiệc cưới I Do): Tôi hầu như luôn thiếu thời gian nên mọi thứ đều phải được lên kế hoạch kỹ lưỡng. Vì vậy, tôi rất ghét cảm giác phải lãng phí thời gian để chờ đợi nhân viên. Hơn nữa, tôn trọng giờ giấc là yêu cầu tối thiểu để thể hiện tác phong làm việc nghiêm túc.
Sẵn sàng hỗ trợ
Khi sếp đang bộn bề trong công việc là lúc bạn thể hiện sự tận tâm và năng lực gánh vác, đỡ đần cho cấp trên. Cách ghi điểm này sẽ giúp bạn chiếm được cảm tình, sự tín nhiệm và cả lòng cảm kích của nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, bạn chỉ nên “ra tay trượng nghĩa” khi nào bản thân có đủ thời gian và khả năng để làm công việc ấy.
(Anh Thư, Trưởng phòng Marketing Công ty Le & Associate): Sếp cũng là người bình thường, vừa quản lý đội ngũ bên dưới và cũng có những người giám sát cấp trên nên tình trạng “quá tải” là việc thường xuyên. Mỗi khi bị áp lực công việc như thế mà có được sự giúp đỡ, san sẻ của nhân viên, tôi cảm thấy ấm lòng và có thêm sức mạnh.
Hiểu cách làm việc của sếp
Khi làm việc, hãy để ý xem cấp trên thích trao đổi qua e-mail hay bàn luận trực tiếp để hành xử phù hợp. Cũng đừng quên rằng dù sếp có tài giỏi thì vẫn có lúc căng thẳng, mệt mỏi… thế nên khi cô ấy chán nản vì công việc không như ý, bạn nên động viên: “Chị đã làm rất tốt rồi”. Ngược lại, khi sếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bạn nhớ khen ngợi nhưng đừng quá đà kẻo bị xem là kẻ nịnh hót đấy.
(Hải Thanh, Trưởng phòng thiết kế ChomChom Boutique): Tôi khá nóng tính và độc lập, vì thế tôi không thể tập trung nếu cô thư ký cứ thường xuyên gõ cửa phòng báo cáo, hỏi han suốt. Tốt nhất, cô ấy nên tập trung các vấn đề rồi trình bày cùng một lúc.
Ghi điểm với sếp, Bạn trẻ - Cuộc sống, Chuyen cong so, cong so, nhan vien, cong viec, thang tien, su nghiep, thanh cong, sep, lay long sep, ky nang, trach nhiem, giao tiep, phan dau, dong nghiep
Điều khiến cấp trên khó chịu nhất là sự thiếu trách nhiệm của nhân viên (Ảnh minh họa)
Không đổ lỗi
Điều khiến cấp trên khó chịu nhất là sự thiếu trách nhiệm của nhân viên. Do đó, mỗi khi gặp vấn đề, thay vì tìm cách “thoát tội”, bạn hãy chủ động phân tích và đưa ra hướng giải quyết. Người sếp giỏi chắc chắn sẽ ghi nhận sự thành khẩn này và giúp bạn giải quyết khó khăn.
(Khâm Phục, Trưởng phòng thiết kế Công ty VNTIC): Đừng bao giờ vòng vo ngụy biện cho những sai lầm, mà nên thẳng thắn thú nhận để sớm giải quyết. Ai chẳng có lúc mắc lỗi, quan trọng phải biết cách khắc phục mới là người chuyên nghiệp.
Chủ động trong công việc đừng để cấp trên phải nhắc nhở bạn làm việc đúng tiến độ. Nhiệm vụ của bạn phải luôn chủ động báo cáo tình hình công việc mỗi khi hoàn thành. Hạn chế hỏi sếp những câu mà bạn đã biết trước câu trả lời. Cô ấy có thể nghĩ rằng bạn lười suy nghĩ, kém linh động.
(Phương Uyên – Quản lý Marketing Đại học RMIT): Luôn hoàn thành tốt công việc được giao là điều kiện cần của một nhân viên giỏi. Nhưng để trở thành ứng cử viên sáng giá để tôi đề bạt thăng tiến, bạn cần thể hiện năng lực thông qua các ý tưởng mới giúp công việc được hoàn thành hiệu quả hơn cũng như đề xuất giải pháp cho những tình huống khó khăn. Qua đó, bạn chứng minh với sếp mình rằng đã sẵn sàng đảm nhận trọng trách ở một vị trí cao hơn.
Không làm việc bằng cảm xúc
Không nên để cảm xúc cá nhân xen vào công việc cũng như đừng gửi e-mail cho sếp và đồng nghiệp trong lúc tâm trạng đang nóng giận hoặc thất vọng. Nên chịu khó với cộng sự, hãy viết e-mail nhưng đừng gửi, mà hãy đọc đi đọc lại đến khi bình tĩnh và bắt đầu sửa dần nội dung để mang tính xây dựng hơn. Cuối thư, nhớ hỏi ý kiến của sếp về giải pháp, sếp sẽ đánh giá cao khả năng ngoại giao của bạn.
(Đoàn Thùy Trang, CEO Công ty Chloris Doan): Tôi đặc biệt có cảm tình và đánh giá cao những cộng sự biết tiết chế cảm xúc trong công việc. Vì thế, tôi đòi hỏi nhân viên phải kìm nén cảm xúc cá nhân, không vì nóng nảy mà có những hành động không đúng mực ảnh hưởng đến môi trường làm việc chung.
Đừng vòng vo lẩn tránh sự thật
Bạn gặp chuyện đột xuất nên không thể đến công ty. Thay vì nhắn tin ngụy biện rằng mình đang ốm, hãy gọi điện trực tiếp để trình bày thẳng thắn với sếp. Cách này vừa thể hiện bạn là một người thành thật, vừa không làm cấp trên khó chịu vì chắc chắn họ sẽ biết bạn chỉ viện cớ đau bệnh để trốn việc.
(Nhật Thanh, Giám đốc Marketing khu vực Ninh Vân Bay Holiday Club): Ai cũng có những đột xuất của cá nhân và gia đình, tuy nhiên, nếu bạn lợi dụng việc này, tôi sẽ có cơ sở đánh giá bạn có trách nhiệm và tâm huyết thế nào đối với công việc.
Có những phút thư giãn ngoài công việc
Thử tìm điểm chung của bạn và sếp để có những cuộc điện thoại, gặp gỡ ngoài công việc. Điều này sẽ làm cho cả hai cảm thấy gần gũi và cởi mở với nhau hơn.
(Thu Hằng, chủ tiệm áo cưới Quang Minh): Sau mỗi buổi chụp ảnh, tôi thường rủ nhân viên đi ăn uống. Vui nhất là mỗi nhân viên chủ động hỏi thăm tôi đại loại như: “Sao mấy hôm nay da chị khô quá, lát nữa sau giờ làm, chị em mình đi spa nhé!”. Sự thân tình giữa sếp và nhân viên khiến tôi cảm thấy yêu công việc hơn.

Để trở thành nhân viên lý tưởng
Tôn trọng đồng nghiệp: Mỗi người có điểm mạnh, yếu khác nhau, đừng vội đánh giá thấp đồng nghiệp chỉ vì bạn không thích thái độ hoặc cách làm việc của họ. Hãy là một cộng sự biết hợp tác và tôn trọng năng lực riêng của từng cá nhân.
Không ngừng học hỏi: Công việc luôn thay đổi, mới mẻ hơn mỗi ngày, do đó, nhà tuyển dụng cũng trông đợi nhân viên sẵn lòng học hỏi, cầu tiến và phấn đấu trau dồi thêm kỹ năng, kiến thức để bắt kịp nhịp sống hiện đại.
Kỹ năng giao tiếp: Hãy cho sếp thấy bạn luôn tự tin trong giao tiếp để làm chủ những cuộc đối thoại với khác hàng nhưng vẫn biết lắng nghe, thấu hiểu và tiếp thu ý kiến đóng góp.
Giải quyết công việc sáng tạo: Đừng chỉ trích sai lầm của người khác, mà hãy cùng suy nghĩ để khắc phục vấn đề khỏi lối mòn. Phê phán rất dễ nhưng đóng góp xây dựng mới khó.
Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012 0 nhận xét

Sự khác biệt giữa “ế” và “độc thân”


Nhiều bạn lúc nào cũng than thở rằng mình “ế”, nhưng vẫn có bạn vẫn luôn vui "phơi phới" dù chưa có mảnh tình vắt vai nào. Sự khác biệt của họ là gì?
Ế ở đây chỉ những cô nàng/anh chàng muốn nhanh chóng có người yêu, không hài lòng về việc mãi chỉ có một mình. Còn độc thân chỉ những người thoải mái hơn, biết chờ đợi tình yêu thích hợp đến với mình. Hãy xem những điều khác biệt giữa người "ế" và người "độc thân" nhé!

Người “độc thân vui tính” biết cách sử dụng thời gian hơn

Người ế: Hay than vãn đủ điều và chỉ ngồi yên một chỗ vì “không có tình yêu thì không có động lực làm bất cứ điều gì”. Và thế là họ… ăn nhiều để tăng cân, bỏ mặc nhan sắc của bản thân, ngồi yên một chỗ và lại tiếp tục điệp khúc: “Tại sao tôi vẫn chưa tìm được một nửa?”

su-khac-biet-giua-e-va-doc-than
Người ế chỉ biết than thở "Tại sao lại ế mà không hiểu vì sao lại thế?"

Người độc thân vui tính: Biết cách quên đi sự cô đơn bằng cách tự tạo cho mình một thời gian biểu hợp lí, năng động. Họ sẽ chăm sóc sắc đẹp, tìm kiếm cơ hội việc làm, theo đuổi những sở thích, những lớp học hay ho để thêm yêu đời. Ngoài ra, họ còn thích kết bạn và tận dụng mọi cơ hội để được ra ngoài.

Ế - lúng túng, độc thân – tự tin

Người ế: Có hai kiểu. Thứ nhất, gặp người khác giới, họ thường ngại và cư xử vụng về khi tình cảm vừa chớm nở. Thứ hai, họ quá bạo dạn và tấn công dồn dập bất kể đối phương có thích hay không. Vì khao khát tình cảm nên họ không thể kiểm soát được lí trí của mình. Và thế là thất bại chồng lên thất bại.

Người độc thân: Luôn tâm niệm “let it be”. Họ không cần trông mong một tình yêu chớp nhoáng. Họ để mọi thứ diễn biến tự nhiên, chậm rãi, lặng thầm. Họ biết rằng, khi tình yêu đến, có muốn “trì hoãn” cũng không được, và ngược lại, khi người ta không yêu mình thì cố níu kéo cũng vậy.

su-khac-biet-giua-e-va-doc-than
Người "độc thân vui tính" luôn tự tin, tin vào bản thân
Chênh lệch về… "độ ganh tị"

Người ế: Rất ghét những người cùng giới… đẹp hơn mình, giỏi hơn mình, có tài hơn mình. Khi thấy “người trong mộng” khen về ai đó, người ế bắt đầu tức giận và tìm mọi cách “dìm hàng” đối thủ, chỉ mong lấy lòng “người trong mộng” của mình. Người ế quên rằng, điều này vô cùng mất hình tượng.

Người độc thân: Luôn công nhận các giá trị của bạn cùng giới. Người độc thân ý thức được cái tôi của riêng mình và biết cách thể hiện những mặt tốt của bản thân, thay vì quan sát người khác để rồi “thì thầm to nhỏ”. 

“Độc thân” luôn có nhiều cơ hội

Người ế: Luôn cố gắng giành giật những gì không phải của mình. Họ tìm mọi cách để chinh phục ai đó, nhưng rồi cũng sẵn sàng đạp đổ nếu bị tổn thương. Điều này khiến cho những người khác giới cảm thấy dè dặt trước họ.

su-khac-biet-giua-e-va-doc-than
 Người ế tìm mọi cách để chinh phục ai đó, nhưng rồi cũng sẵn sàng đạp đổ nếu bị tổn thương

Người độc thân: Chính vì tính tình thờ ơ lạnh lùng, biết yêu bản thân mình trước, nên những người độc thân luôn có những cơ hội rất tình cờ. Có thể họ được người khác để ý từ lâu, hoặc trong một bữa tiệc vô tình được người khác xin số điện thoại – điều họ chẳng mong đợi. Vì họ “let it be” nên mọi thứ đều tự nhiên nhất, không cưỡng cầu.

Người độc thân luôn vui vẻ hơn người "ế"

Người ế: Ỉ ôi cả ngày, "than thân trách phận" và luôn tìm mọi cách để có một ai đó bên mình, dễ dẫn đến mù quáng. 

Người độc thân: Độc thân đối với họ có nghĩa là có "khoảng trời tự do", họ luôn vui vẻ vì chẳng có một áp lực nào về việc phải kiếm một ai đó để yêu, họ không hề "hốt" khi trong đám bạn, họ là người duy chất chưa có "nửa kia". Vì họ biết, họ sẽ chờ một người thích hợp nhất với họ cho một tình yêu bền vững. 

“Ế” và “độc thân” đều ám chỉ tình trạng chưa có người yêu. Ế là cách bạn làm mình thêm lo lắng, còn nếu bạn hài lòng với bản thân mình bạn sẽ "độc thân" rất vui vẻ, "vui vẻ đi rồi tình yêu sẽ đến"!

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012 0 nhận xét

Cài đặt Facebook Comment cho website

Giới thiệu:

Facebook ngày càng phổ biến và trở thành công cụ kết nối hoàn hảo trên mọi phương diện. Nhờ có hệ thống API mở nên hầu hết các hệ thống web đều có thể kết nối với Facebook. Đây là mối quan hệ tương hỗ cùng phát triển: Facebook sẽ được nhiều người biết đến, nhiều website kết nối tới, ngược lại các website thu được một lượng traffic đáng kể từ facebook.
Facebook đã phát triển một hệ thống Social Plugins rất hữu dụng để cho các website có thể kết nối với Facebook một cách dễ dàng, các bạn có thể tham khảo chi tiết tại ĐÂY!
Trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến Facebook Comments Plugin – một công cụ comment có khả năng lan truyền mạnh mẽ!

I. Cài đặt Facebook Comments Plugin

Các bạn vào địa chỉ sau để tìm hiểu tính năng của Comments Plugin: http://developers.facebook.com/docs/reference/plugins/comments
1. Cài đặt Facebook Comments Plugin cho WordPress:  các bạn có thể tham khảo WordPress Plugins sau: http://wordpress.org/extend/plugins/facebook-comments-for-wordpress/
2. Cài đặt Comments Plugin cho Website nói chung, các bạn tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tạo 1 ứng dụng (Application) để lấy mã Unique ID:
- Để tạo một Application trên Facebook ta vào địa chỉ sau: http://developers.facebook.com/setup/

- Nhập Site name, Site URL và Locale và nhấp vào nút “Create application” bạn sẽ có một ứng dụng cho riêng mình với các thông số sau:


Bước 2: Hệ thống sẽ cung cấp cho bạn ID của ứng dụng, bạn sẽ lấy mã này để điền vào mục tạo mã cho Facebook Comment Plugins như hình sau:

- Tùy chọn số lượng Comments hiển thị và độ rộng của hộp comment.
- Sau khi nhấp vào nút Get Code chúng ta sẽ được một đoạn mã cho Facebook Comments Plugin. Bạn copy đoạn mã này và dán vào bất cứ phần nào trên website mà bạn muốn.
* Nếu bạn ngại tạo các bước trên thì có thể lấy nguyên đoạn mã sau đây của GPS:
<div id=”fb-root”></div><script src=”http://connect.facebook.net/en_US/all.js#appId=APP_ID&amp;xfbml=1″></script><fb:comments xid=”165931123417999″ width=”560″></fb:comments>
Bước 3: Thử nghiệm
- Facebook Comment Plugin sẽ hiển thị trên website của bạn giống hình sau:

- Facebook Comment Plugin chỉ hoạt động hiệu quả khi người dùng đã đăng nhập tài khoản Facebook
- Nếu đánh dấu chọn mục “Gửi bình luận lên trang Facebook cá nhân của tôi” thì comment sẽ tự động hiển thị trên trang cá nhân của người comment:

II. Phân tích, đánh giá

Facebook Comment cũng không khác nhiều lắm so với nút “Share” hoặc “Like” tuy nhiên nó có tính gợi mở nhiều hơn!

1. Mặt lợi

- Facebook comment giúp webmaster linh động trong việc chèn comment vào bất kỳ chỗ nào trên website
- Có thể thay thế cho hệ thống comment sẵn có của Blog.
- Facebook comment có khả năng lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội Facebook, nhờ đó website của bạn sẽ được nhiều người biết tới, tạo nên hiệu ứng dây chuyền.
- Dùng kết hợp với FBML để tạo mục sự kiện hoặc đánh giá sản phẩm trên trang Landing Page của Facebook: VD: http://www.facebook.com/acetvn#!/acetvn?v=app_4949752878

2. Mặt hại

- Load lâu do phải kết nối với Facebook.
- Không lưu trên hệ thống CSDL của website, chỉ lưu trên Facebook, đối với 1 Blog thì comment là một trong những tài sản quý giá cần được lưu giữ. Do đó nó sẽ là con dao 2 lưỡi khi blog của bạn hoặc facebook gặp vấn đề
 
;