Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013 10 nhận xét

Lập kế hoạch online marketing bất động sản

Bình thường một kế hoạch cơ bản sẽ qua 10-12 bước như sau :
•P1 : Desk research và Thông tin chung
•P2 : SWOT
•P3 : Mục tiêu truyền thông
•P4 : Đối tượng công chúng khách hàng
•P5 : Thông điệp truyền thông
•P6 : Chiến lược truyền thông
•P7 : Chiến thuật truyền thông
•P8 : Timeline ngắn và dài hạn
•P9 : Ngân sách
•P10 : Đánh giá và đo lường KPI
Về kế hoạch Operation Plan sẽ chi tiết hơn ví dụ 1 dự án BĐS :
Lập kế hoạch cho các bước tiếp thị trực tuyến của một chiến dịch
Bước 1 :  Xác định khung ngân sách lần 1 (Tổng thể) và mục tiêu cần đạt sau chiến dịch
Bước 2 : Khảo sát định lượng nhằm lấy số liệu đo lường của mốc xuất phát
Bước 3 : Lấy các Media tracking chuyên ngành để lên kế hoạch chi tiết cho từng kênh quảng bá
Bước 4 : Sáng tạo quảng cáo, xây dựng nhân vật, xây dựng kịch bản thương hiệu số (Công việc quan trọng bậc nhất và cần nhiều chất xám nhất trong toàn bộ kế hoạch) xây dựng nội dung cho tất cả các kênh quảng bá.
Bước 5 : Phân công nhân lực giám sát các kênh quảng bá theo đúng timelines.
Bước 6 : Tracking các chỉ số KPI (key performance indicator) track back từ các kênh quảng bá.
Bước 7 : Điều chỉnh ngân sách hay phương án tiếp cận trên các kênh quảng bá>
Bước 8 : Khảo sát định lượng để lập báo cáo chiến dịch 
tiếp thị trực tuyến
Xem Một mẫu kế hoạch Tiếp thị trực tuyến cho 1 doanh nghiệp BĐS >>
Kế hoạch triển khai Internet Marketing sơ bộ
I) Đo lường hiệu quả chiến dịch (5-10 ngày)
+ Đo lường GA, Alexa, Ad planer rank trước chiến dịch
+ Khảo sát định lượng 20 – 100 mẫu về Brand survey trước chiến dịch tại các trang web có đủ mật độ mục tiêu
Ngân sách : 3 USD/ mẫu
II) Seo auditing cho website cần triển khai chiến dịch Seo (2 ngày)
Ngân sách : 200 USD
III) Đo lường tỷ lệ chuyển đổi và phân tích CRO trên website hay các công cụ truyền thông khác (2 ngày)
CRO : Thiết kế tăng tỷ lệ chuyển từ khách hàng trực diện sang khách hàng thật
Ngân sách : 200 USD
IV) Lập kế hoạch chi tiết cho từng chiến dịch và kênh tiếp thị online phù hợp với quảng bá thương hiệu số về ngành BĐS (7 ngày)
Ngân sách : 700 USD
V) Xây dựng hình ảnh thương hiệu số, Hình tượng nhân vật, sáng tạo nhân vật, sáng tạo hình ảnh, lập kế hoạch cho từng giai đoạn quảng bá, Khảo sát ngụ ý ngầm hiểu của khách hàng thông qua mẫu khảo sát trực tuyến (20 ngày)
Ngân sách : 3000 USD
VI) Xây dựng Virtual Tour 3D cho các khu BĐS đang triển khai chạy trên nền web và Video (30 ngày)  — Phần này tùy chọn
Nền web : Flash 3D virtual tour : 1500 USD / 1 khu BĐS
Nền Video 3D có âm thanh và hình ảnh full HD : 3500 USD/ video
(Nếu đã có sẵn thì có thể tận dụng)
VII) Triển khai các chiên dịch theo Timeline và ngân sách được duyệt (90-180 ngày)
+ SEO các từ khóa lên top Google : Các từ liên quan dự án. Từ khóa chung như “Chung cu cao cap” , “Chung cu cao cap hanoi” , “Can co cao cap quang ninh” , “Sàn BĐS Hanoi” “Khu đô thị mới”…
+ Lập Fanpage cho các mạng XH
+ Lập Online policy cho các nhân viên và đối tác tham gia dự án, phổ biến và kiểm soát tiến trình thực hiện
+ Đặt Ad banner quảng cáo lên các trang chuyên ngành tài chính, BĐS, xe, Rao vặt mua bán BĐS, Nội thất, kiến trúc, báo online các tỉnh liên quan.
+ Viết bài PR lên các mục BĐS và các chuyên trang BĐS , Mua bán BĐS. (Mật độ 1 tháng 4 bài x 6 tháng)
+ Tung các hình ảnh sáng tạo lên mạng XH, diễn đàn chia sẻ, Thư viện số, PR báo chí…
+ Gửi email về dự án cho 20.000 thành viên VIP là những người đúng trong diện đối tượng cần quảng bá
+ Key các sơ đồ dự án, địa điểm lên Google địa điểm, Google map dẫn đường
+ Xây dựng trang web chuyên ngành về dự án BĐS
+ Thuê đại diện hình ảnh để PR sản phẩm
+ Một số kênh khác tùy theo ngân sách
Ngân sách :   Từ 15.000 USD – 50.000 USD tùy theo phương án chi tiết được duyệt
VIII) Đo lường giữa và sau chiến dịch (7 ngày)
+ Đo lường chỉ số, ROI, brand survey để tính toán hiệu quả chiến dịch
Chi phí : 3 USD/ mẫu
Các bước tiến hành :
+ Hai bên ký HĐ trước giai đoạn I (ở trên)
+ Các giai đoạn triển khai sẽ thanh toán dứt điểm từng mục
+ Ngân sách cho bên thứ 3 (các kênh) sẽ công khai cho hai bên cùng biết và Vinalink sẽ không thu phí của khách hàng.
Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013 1 nhận xét

Kế hoạch phát triển fanpage Hội những người thích kinh doanh và bán hàng

1.Lý do, mục đích ra đời
-Nhằm tạo ra 1 cộng đồng những người yêu thích và đang,sẽ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
-Chia sẻ kinh nghiệm,bài học, kiến thức, tài liệu hay trong kinh doanh.Tranh luận để làm sáng tỏ các vấn đề trong kinh doanh.
-Tăng cường hợp tác, tìm kiếm đối tác, hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh
-Tạo ra lợi thế với các hình thức quảng bá giới thiệu online, có thể tạo ra thu nhập nếu phát triển tốt
2.Đội ngũ admin hiện tại
-Người sáng lập kiêm admin chính Mr.Dương 0983110612 Yahoo: giuonggap http://facebook.com/dqduong
Giám đốc công ty giường gấp Ánh Dương
-Adam Thiên Chuyên gia internet marketing Công ty onnet.com.vn, sukienhay.com
-Trần Dũng  Cán bộ kinh doanh phần mềm máy tính Yahoo: tran_dung_2004  Phone 01692 240 221
-Giang Dương  Cán bộ công ty Nội thất yahoo: duonggiang_87 http://www.facebook.com/duongvangiang
3.Tình hình hiện tại
-Lúc tôi đang viết những dòng này Tổng số fan là 5832 sau 5 tháng tạo lập
-Lượng fan mới tăng trung bình mỗi ngày 50-100
-Lượng trung bình talking about ít xấp xỉ 1300(tính trung bình trong 7 ngày gần nhất)
-Độ tuổi phổ biến của  fan nằm trong khoảng 18-34 chiếm hơn 85% tổng số fan
-Số lượng post trung bình 10 post/1ngayf
-Nội dung chủ yếu: câu chuyện kinh doanh,câu hỏi liên quan kinh doanh,kiến thức internet marketing,ảnh +câu chuyện+video hài hước thư giãn
4.Kế hoạch phát triển
-Mục tiêu trong thời gian tương lai gần 3 tháng tới tăng lượng fan trung bình 100/200 ngày
-Dùng các ứng dụng app để tăng fan bằng các chủ đề tặng quà, tài liệu…(Mr.Dương, Mr.Thiên và đang tìm 1 người nữa thực hiện)
-Hợp tác với các fanpage khác có số lượng fan tương đương để cùng giúp nhau phát triển (Mr.Thiên liên hệ sớm nhé)
-Tập trung phát triển nội dung, tránh sa đà vào việc spam,quảng cáo mang tính chất cá nhân cho admin
-Lượng post trung bình tối đa 10-12/1 ngày  tối đa 15 bao gồm
+5 post: hình ảnh,video hài hước (Mr.Thiên 3,Mr Dương 2)
+2 post: câu chuyện kinh doanh (Dương 1,Giang Dương 1 hoặc Dũng 1)
+3 post: câu hỏi thảo luận trong kinh doanh (Dương 1,Giang Dương 1,Dũng 1)
+3 post: các kiến thức về internet marketing  (Thiên 2,Dương 1)
+2 post cho ý kiến của các fan gửi
Lưu ý: Qua thống kê và quan sát thì Hình ảnh,video hài hước có độ viral tốt nhất, sau đó đến các câu hỏi thảo luận, các link hầu như viral=0
Trên đây là bản kế hoạch của mình.Các bạn cứ comment góp ý, ném đá thoải mái nhé.
Ai mong muốn cộng tác hơn nữa với mình xin liên hệ: Mr.Dương 0983110612 Yahoo: giuonggap
Facebook: http://www.facebook.com/dqduong
Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013 1 nhận xét

Tăng fan bằng apps – cần thiết hay không?

Đang ngồi ở Lan Anh up hình event lên fanpage thì bà chị hỏi tại sao người ta lại lên án hình thức câu fan bằng apps như vậy?

Chúng ta sẽ làm rõ 4 vấn đề sau đây:
  1. Apps là gì?
  2. Có bao nhiêu loại apps?
  3. Tăng fan cho fanpage bằng apps như thế nào?
  4. Tăng fan bằng apps cần thiết hay không?

I) APPS LÀ GÌ?

Applications hay ngắn hơn là Apps: là các chương trình được thiết kế để tương tác với người dùng Facebook . Thông thường chúng là các ứng dụng web được lập trình bằng một số ngôn ngữ lập trình phổ biến, tuy nhiên chúng có một đặc điểm riêng đó là có thể tương tác với cơ sở dữ liệu của Facebook qua API (Application Programming Interface) để tìm ra một số thông tin như bạn bè, những người đang sử dụng ứng dụng…(tất nhiên là phải được sự cho phép của bạn). Facebook có rất nhiều ứng dụng có sẵn để người dùng có thể tương tác qua lại giữa facebook và website, blog của họ. Rồi thì các trò chơi, các ứng dụng mạng xã hội khác như Youtube, Pinterest….

II) CÓ BAO NHIÊU LOẠI APPS

Có nhiều loại apps nhưng với nội dung bài này mình sẽ chia làm 2 loại:
  • Các apps vui, trò chơi (nói chung là hơi nhảm) được lập ra với mục đích câu fan là chính.
  • Các apps hỗ trợ cho các cuộc thi, công việc, kinh doanh….

III) TĂNG FAN BẰNG APPS NHƯ THẾ NÀO?

Nếu như trước đây mấy năm, khi mà facebook mới được cộng đồng VN sử dụng thì để kiếm được một trang fanpage có trên 10k fan quả là khó khăn, tuy nhiên giờ đây, việc các bạn thấy các trang fanpage của Vn có đến hàng trăm ngàn fan, thậm chí là hơn 1 triệu fan là chuyện bình thường.
Tại sao các trang này lại có số fan khủng như vậy? Tất cả đều nhờ apps.
1) Nhóm apps số 1
Các ứng dụng: Bói toán, kiếp sau của bạn là ai, bạn sẽ sống được bao nhiêu tuổi….
Khi các bạn sử dụng Facebook thi thoảng sẽ thấy một vài yêu cầu từ bạn bè là hãy chơi trò chơi này, hoặc một tấm hình nào đó có avata của mình thì đó chính là sản phẩm của các apps.
facebook apps
Các cao thủ viết apps sẽ vận dụng hết tất cả các dữ liệu facebook cho phép lấy về người dùng để lôi kéo bạn bè của họ sử dụng ứng dụng này (tag friends, invite friends…). Vì thế số người sử dụng apps sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Đương nhiên trước khi sử dụng ứng dụng thì các bạn phải like fanpage, do đó số fan của fanpage cũng tăng lên nhanh chóng. Trong 1 tuần có thể lên tới vài trăm ngàn fan, tùy thuộc vào độ hot của apps.
2) Nhóm apps số 2
Các ứng dụng: Woobox, brand, youtube, pinterest….
Trước đây khi mà fanpage chưa nâng cấp lên timeline, Facebook fanpage có 1 tab gọi là landing tab. Khi những người vào fanpage của bạn mà chưa like thì sẽ được dẫn đến trang này.  Thường thì tab này được các admin xây dựng bằng ứng dụng Statics FBML để làm tab welcome và sẽ khuyến khích người dùng nhấn vào nút like.
facebook fanpage
Giờ đây, fanpage đã lên timeline, landing tab không còn, tuy nhiên một số ứng dụng như Woobox có các tính năng để hỗ trợ cho tăng fan: khi click vào tab thì người dùng phải like fanpage rồi mới xem được nội dung của tab. 

Tính năng này thường được sử dụng trong các cuộc thi online, khi mà fan muốn xem được thông tin của cuộc thi thì phải click like fanpage. Nó sẽ hiệu quả nếu như bạn dùng cách nào đó đưa được người dùng vào thẳng ứng dụng như: facebook ads chẳng hạn.
Như vậy với kiểu kéo fan bằng nhóm apps số 2, lượng fan sẽ tăng dựa theo ngân sách quảng cáo của bạn và thường nó không có tính viral cao như nhóm ứng dụng số 1.

IV) TĂNG FANS BẰNG APPS CẦN THIẾT HAY KHÔNG?

Nhóm ứng dụng 2 ta không cần xét đến vì nó đánh trực tiếp vào khách hàng mục tiêu, nó là cần thiết.
Với câu hỏi đưa ra ở đầu bài viết, ứng dụng mà người hỏi muốn nói đến ở đây thuộc nhóm số 1.
Sở dĩ có câu hỏi bên trên bởi vì một số brand của VN sử dụng nhóm apps số 1 để tăng fan cho fanpage của mình. Và mọi người xem đây như là một chiêu tà đạo (blackhat), do đó nó không được chấp nhận.
Trước hết chúng ta cần phải xác định mục đích của mình làm social media mà cụ thể ở đây là facebook fanpage để làm gì?
Đó là xây dựng cộng đồng yêu thích, sử dụng và quan tâm đến sản phẩm, công ty mình trên facebook. 
Như vậy, việc một fanpage sử dụng apps 1 để tăng fan cho fanpage là cần thiết hay không sẽ tùy thuộc vào khách hàng mục tiêu mà sản phẩm, brand của bạn nhắm đến là ai.
Ví dụ: Khi sản phẩm của anh thuộc nhóm luxury: kim cương, đá quý, ô tô… mà anh lại dùng nhóm apps số 1 để tăng fan thì đó là một điều không cần thiết, bởi vì trong số hàng trăm ngàn người like fanpage của anh đến từ ứng dụng đó, số người thực sự quan tâm và có đủ điều kiện để sử dụng sản phẩm của anh chỉ nằm trong khoảng vài chục người. Vì sao? độ tuổi của những người sử dụng facebook ở VN còn khá trẻ và chưa đủ điều kiện để sử dụng các sản phẩm đó. Những người đủ điều kiện nếu họ sử dụng facebook thì họ cũng chỉ lên để 8 với bạn bè của họ. Hậu quả là gì?
  • Nếu bạn muốn thành viên tương tác với fanpage của bạn bạn phải đăng khá nhiều thông tin ngoài lề, tin rác.
  • Nếu không các chỉ số talking about, reach của bạn sẽ thấp tè.
-> Mọi người sẽ đánh giá rằng brand này không biết cách làm social media, có tiếng mà không có miếng.
Ngược lại, nếu như đa số người sử dụng facebook đều nằm trong nhóm khách hàng mục tiêu của bạn thì sử dụng nhóm ứng dụng số 1 lại rất hiệu quả.
Các sản phẩm như: xe máy, báo chí, ăn uống, vui chơi…
Bạn chỉ cần bỏ ra mấy trăm ngàn để thuê người viết apps, sau đó là chuẩn bị content để lôi kéo mọi người tương tác với fanpage, sau khi fanpage đã có được uy tín trong cộng đồng thì  bắt đầu giới thiệu về sản phẩm.
Thế đấy, cũng như có nhiều con đường để đi đến 1 điểm tuy nhiên chúng ta sẽ lựa chọn con đường dễ đi và ngắn nhất, không phải cứ dùng apps là tà đạo, quan trọng cuối cùng là làm thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất cho công việc của mình thôi bạn nhỉ ^^
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hy vọng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của các bạn !
Lão Còi
Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013 1 nhận xét

7 kinh nghiệm tổ chức cuộc thi trên Facebook

Bạn đang không biết sửa dụng facebook marketing như thế nào để tăng số fan cho Facebook page của mình? Bạn đang cố gắng để tăng cường tương tác nhiều hơn với người dùng Facebook qua fan page? Tổ chức những cuộc thi trên Facebook là giải pháp tốt cho bạn. Nếu như bạn đọc đến đây và lắc đầu “Haizzz! Tôi đây đã thử rồi nhưng vẫn không ăn thua, chỉ tốn công quản trị với phí giải thưởng thôi”, thì tôi khuyên bạn hãy thử cố thêm nữa, nhưng lần này hãy áp dụng một số kinh nghiệm tổ chức cuộc thi trên facebook mà tôi cho là hữu ích sau đây:

1. Càng đơn giản, càng tốt

Bạn muốn cuộc thi trên Facebook phải nhiều người tham gia chơi? Tất nhiên! Vậy thì nguyên tắc đầu tiên là hãy đơn giản hóa cuộc thi đến mức có thể nhất!
Điều bạn cần có ở đây là ý tưởng cuộc thi mà người chơi có thể dễ dàng tham gia trong vòng dăm ba phút để hoàn thành bài dự thi của mình. Đừng bắt họ tham gia cuộc thi sáng tạo hay chỉnh sửa ảnh vì không phải ai cũng biết sử dụng tốt photoshop. Hay đừng bắt họ viết bài cảm nhận dài vì không phải ai cũng có khả năng viết văn hay. Và trên hết những cuộc thi kiểu như vậy đòi hỏi người chơi giành nhiều thời gian, kỹ năng và tâm huyết để có thể tham gia. Điều này vô hình trung tạo thành rào cản cho người muốn chơi mà ngại!

Có nhiều ý tưởng về cuộc thi thu hút được người tham gia trong thời gian ngắn vì lẽ nó rất dễ chơi. Bạn có thể tổ chức những cuộc thi nhỏ bằng cách tạo ra một post trên Facebook page để người chơi tham gia comment bên dưới và nhận quà. Rất đơn giản nhưng comment của người dùng Facebook là một trong những cách tối ưu nhất để lan truyền thông điệp của bạn.

Thêm nữa bạn cũng nên chú ý tối giản luật chơi. Một cuộc thi có thể lệ loằng ngoằng với quá nhiều ràng buộc, cách tính giải phức tạp sẽ làm nản lòng người muốn tham gia. Thể lệ cuộc thi cũng nên được nhất quán, xuyên suốt từ đầu đến cuối, tránh những thay đổi giữa chừng sẽ gây mất uy tín cho chính bạn.

2. Giải thưởng hấp dẫn nhưng không cứ phải “hoành tráng”!

Chắc hẳn sẽ có nhiều người suy nghĩ cuộc thi thì giải thưởng phải “to” mới có sức thu hút. Điều này chưa hẳn đúng. Trong phạm vi ngân sách hạn hẹp, nếu giải thưởng càng giá trị thì số người được giải sẽ phải ít hơn. Như vậy cơ hội giành giải thưởng cũng khó hơn trong mắt người tham gia. Vậy nên bạn có thể chia nhỏ ngân sách ra thành nhiều giải thưởng giá trị nhỏ hơn để tăng thêm xác suất trúng giải.

Bạn lo sợ giải thưởng giá trị không lớn thì khó thu hút được người tham gia? Vậy thì bạn yên tâm! Điều quan trọng là cần biết chính xác đối tượng mục tiêu của bạn muốn gì. Bạn là một chuỗi nhà hàng ẩm thực nổi tiếng thì giải thưởng có thể là voucher cho những suất ăn miễn phí với gia đình. Hoặc bạn đang muốn tập trung vào đối tượng khách hàng là giới trẻ, tại sao không thử giải thưởng với những cặp vé xem những bộ phim đình đám dành cho các “cặp đôi hoàn hảo” J Bạn thấy không, những giải thưởng như thế giá trị không quá lớn nhưng sức hút thì có thừa!

3. Ý tưởng nội dung quyết định “số phận” cuộc thi

Càng ngày người dùng Facebook Việt Nam càng có tâm lý “kỳ thị” và nhàm chán với những cuộc thi ảnh nhan nhản trên Facebook. Mô típ rất quen thuộc! Người tham gia đăng ảnh của mình lên kèm bình luận và sau đó dành thời gian kêu gọi người khác vote cho mình. “Bạn ơi Like hộ mình với!” :-D Đến giờ thì các cuộc thi này đã trở thành sân chơi riêng dành cho mấy tay săn giải chuyên nghiệp với hệ thống tài khoản Facebook chỉ để đi Like hoặc Share dành giải.

Vậy là tình trạng này buộc bạn phải sáng tạo không ngừng về ý tưởng cho cuộc thi để tạo sức hút người tham gia thực sự. Thậm chí ý tưởng không mới, nhưng bạn cần biết diễn giải nó theo cách hài hước, giải trí sẽ có hiệu quả cao. Ví dụ chúng tôi từng tư vấn cho chuỗi nhà hàng lẩu nướng không khói Nhật Bản SumoBBQ một cuộc thi nhỏ với ý tưởng: “Nếu tới SumoBBQ, hãy tag tối đa 10 người bạn muốn đi cùng nhất và giải thích vì sao bạn thích đi ăn với họ”. Comment được ủng hộ nhiều nhất sẽ được giải thưởng là số suất ăn miễn phí tại SumoBBQ tương ứng với số người họ đã tag vào.

4. Chú ý truyền thông cho cuộc thi

Việc truyền thông cho cuộc thi là yếu tố quyết định đến thành bại bên cạnh giải thưởng ngon, ý tưởng tốt. Bạn nên có kế hoạch riêng cho việc truyền tải thông tin về cuộc thi đến những nơi mà đối tượng người chơi của bạn xuất hiện.

Có một số kênh phổ biến để truyền thông cho cuộc thi mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn:

- Quảng cáo Facebook: cho phép bạn tiếp cận một cách chính xác nhất đối tượng người chơi.

- Quảng bá cuộc thi trên các fan page + group lớn của Facebook. Hiện tại ở Việt Nam các page và nhóm cộng đồng hoạt động rất sôi nổi với lượng thành viên và độ tương tác cao. Việc PR cho cuộc thi thông qua các kênh này sẽ tạo nên sức hút lớn. Bạn cần liên hệ với các admin của các kênh này để giới thiệu cuộc thi đến với cộng đồng Facebook.

- Tạo event: tận dụng chức năng mời tham gia event của Facebook cũng là một cách để thu hút fan tham gia cuộc thi của bạn.

- Bài PR hoặc banner trên báo điện tử: Bạn nên thông báo về cuộc thi lên những kênh có lượng người đọc lớn, tuy nhiên chú ý việc phân tích kênh nào tập hợp nhiều nhất đối tượng mục tiêu của bạn.

- Thông tin tại điểm bán: Đó là nơi tập hợp khách hàng của bạn, và bạn nên thông báo sự kiện hấp dẫn này với họ. Sẽ là lợi thế nếu người tham gia cuộc thi là những người đã có sự trải nghiệm với sản phẩm/dịch vụ của bạn. Ví dụ những standees trước cửa hàng hay flyers tại bàn ăn, quầy checkin là lựa chọn rất tốt để thông báo về cuộc thi đối với những nhãn hàng ẩm thực, thời trang…

5. Đừng quên người “nổi tiếng”

Nhóm tuổi chính trên người dùng Facebook tại Việt Nam là giới trẻ (chiếm 59% theo thống kê của Social Bakers). Họ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi những hành vi của người khác, đặc biệt là người “nổi tiếng”. Người “nổi tiếng” trên Facebook ở đây không cần là những ngôi sao ca nhạc hay diễn viên… Đơn giản là họ nhận được sự quan tâm rất lớn qua những bài post, bình luận sắc sảo, hài hước… của họ.

Vậy bạn có thể dựa vào những người “nổi tiếng” này để làm “chim mồi” dẫn lối cho người khác tham gia cuộc thi. Bạn hãy liên hệ với họ và đề xuất cơ hội hợp tác. Đương nhiên bạn vẫn có thể nhận được những cái lắc đầu do họ là những người của cộng đồng, họ có cá tính rất mạnh. Nhưng bạn vẫn nên thử  :-)

6. Thời gian như thế nào là hợp lý?

Tùy thuộc vào độ lớn của cuộc thi mà bạn đưa ra một khung thời gian bắt đầu đến khi kết thúc một cách phù hợp nhất:

- Đối với các cuộc thi nhỏ, bạn có thể tổ chức các cuộc thi nhỏ lẻ liên tiếp nhau để tăng tính tương tác trên fan page. Các cuộc thi nhỏ dưới dạng post bình luận bạn nên kéo dài từ khoảng 3-5 ngày. Người tham gia họ muốn được kết thúc sớm để biết mình có được nhận giải thưởng hay không.

- Đối với các cuộc thi lớn hơn: bạn nên chia nhỏ ra thành từng vòng, mỗi vòng kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày với nội dung khác nhau và có giải thưởng riêng cho mỗi vòng. Như vậy tránh cảm giác bị dàn trải và nhàm chán.

Bạn cũng cần hạn chế việc tổ chức cuộc thi trong khoảng thời gian nghỉ lễ hoặc cuối tuần vì số lượng online Facebook vào những ngày này sẽ thấp hơn hẳn so với ngày thường.

7. Cần thận trọng với việc chấm giải

Bạn đã từng gặp phải khủng hoảng khi tổ chức cuộc thi nào đó mà xuất phát từ việc người chơi phản đối cách chấm giải không minh bạch, không công bằng. Những điều này là kinh nghiệm xương máu, bạn cần chú ý một số điểm như sau:

- Bạn nên để chính người dùng lựa chọn người thắng cuộc. Bằng việc tính số Like (hoặc share) cho bài dự thi. Không nên dùng các quy tắc tính điểm bằng công thức kết hợp phức tạp giữa số bình chọn của người dùng với điểm chấm chất lượng từ Ban tổ chức.

- Cần rõ ràng thời gian dừng bình chọn và thời gian công bố giải thưởng. Thời gian dừng việc bình chọn phải được ấn định chính xác tại một thời điểm và thông báo cụ thể trong thể lệ. Sau thời điểm đó, các hoạt động bình chọn sẽ không được tính là hợp lệ.

- “Nói có sách, mách có chứng”: quản trị cuộc thi nên quay phim hoặc chụp lại màn hình trạng thái các bài dự thi kèm số bình chọn ở thời điểm dừng bình chọn để làm đối chứng nếu có sự phản ứng của người tham gia sau này.
Nguồn: Mix Digital
 
;